tailieunhanh - Bài giảng Lý thuyết giáo dục thể chất: Phần 2 - ĐH Nông nghiệp Hà Nội

Bài giảng Lý thuyết giáo dục thể chất: Phần 2 trình bày các nguyên tắc về giáo dục thể chất, giáo dục các tố chất thể lực, chấn thương trong thể thao và vệ sinh tập luyện thể thao, kế hoạch tập luyện thể dục thể thao. | BÀI 4 CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Nguyên tắc tập luyện TDTT là những nguyên tắc chuẩn mà mọi người tham gia tập luyện TDTT đều phải tuân thủ trong quá trình tập luyện. Nghĩa là những khái quát và những tổng kết kinh nghiệ m tập luyện TDTT trong thời gian dài nó cũng phản ánh quy luật khách quan của tập luyện TDTT. Thực tế tập luyện TDTT đã cho chúng ta thấy bất kể một hành vi tập luyện TDTT có hiệu quả sớm thường là kết quả của việc tự giác hay không tự giác tuân theo một số nguyên tắc tập luyện. Việc tập luyện TDTT không thể tách rời những nguyên tắc tập luyện đúng đắn bắt buộc phải hiểu và nắm bắt cũng như tuân theo những nguyên tắc tập luyện TDTT. I. Nguyên tắc tự giác tích cực Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt cố gắng nắm được những kỹ năng kỹ xảo cùng hiểu biết có liên quan phát triển thể chất và tinh thần. Rõ ràng tính hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác tích cực của sinh viên. Để phát huy được tính tự giác tích cực của sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau 1. Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung cũng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng ở mỗi lứa tuổi mỗi người khác nhau. Vì vậy phải xây dựng động cơ đúng đắn cho sinh viên và người tập. Do đó người cán bộ phải biết cách làm cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động TDTT hiểu được bản chất xã hội của TDTT như một phương tiện để phát triển cân đối toàn diện cơ thể củng cố và nâng cao sức khỏe chuẩn bị cho lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc. Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ - đó là sự tập trung tích cực sự chú ý và ý nghĩa về một đối tượng một hoạt động nhất định. Hứng thú giữ vai trò quan trọng trong thái độ tích cực tự giác học tập của sinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.