tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trên lãnh thổ Thái Nguyên có dòng sông chính là sông Cầu và sông Công là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Cầu. Hệ thống sông Cầu - sông Công có diện tích lưu vực bao trùm cả lãnh thổ Thái Nguyên, lại là hệ thống liên tỉnh, có ý nghĩa rất quan trọng về nguồn nước và chất lượng nước đối với các tỉnh ở hạ du. Việc quản lý theo lưu vực là phương thức quản lý tốt nhất nhằm giải quyết tốt những vấn đề về môi trường nước và các mối liên quan giữa các phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của một dòng sông theo hướng phát triển bền vững chung cho cả lưu vực. Do đó, đề tài: “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn và thực hiện. | Nước thải do hoạt động nông nghiệp chủ yếu là lượng nước hồi quy sau tưới, kéo theo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất dinh dưỡng từ phân bón dư thừa xuống các thủy vực và sau đó đổ ra sông Cầu. Ở Thái Nguyên có rất ít số liệu về dư lượng hóa chất trong đất, nên chưa có cơ sở để dự báo cho vấn đề ô nhiễm. Song mặt khác, chăn nuôi là ngành rất phát triển ở Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê, năm 2008 Thái Nguyên có đàn trâu bò con, đàn lợn con và khoảng con gia cầm. Theo hệ số của tổ chức y tế thế giới WHO về phát sinh chất thải rắn đối với vật nuôi, với mức tăng trưởng đàn trâu bò là 8%, đàn lợn 4,6%, gia cầm 10%, thì chất thải rắn phát sinh vào năm 2020 tương ứng từ trâu bò là tấn, từ lợn tấn và từ gia cầm tấn. Khối lượng rất lớn chất thải này vừa phân tán trong các nông hộ, vừa tập trung trong các trang trại chăn nuôi, lại chứa rất nhiều chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh, khi phân hủy nhanh chóng chuyển vào các nguồn nước mặt và góp phần gây ô nhiễm hữu cơ cho môi trường nước sông Cầu.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN