tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam

Mục tiêu của đề tài: Xác định thành phần loài tại các điểm nghiên cứu; xác định mức độ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét. Kết quả xác định kháng hóa chất của các véc tơ sốt rét đóng góp đáng kể cho chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia trong việc lựa chọn hóa chất diệt muỗi thích hợp cho từng vùng địa lý khác nhau tại Việt Nam. | Độ ẩm trung bình 5 năm từ 2005-2010 là 76 -79%. Độ ẩm thấp nhất là 48% (tháng 7 /2004. Độ ẩm cao nhất là 93% (tháng 10,11 /2005).Lượng mưa trong các năm 2005-2010 dao động trong khoảng 1473,2mm - 2266,4mm. Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và dao động lớn, tạo nên mùa mưa chính vào các tháng 9,10,11 và mùa mưa phụ vào các tháng 4, 5, 6. Hai điểm khảo sát là làng Canh Lãnh (xã Canh Hoà), Cà Te (xã Canh Thuận). Làng Cà Te nằm sâu trong rừng, thảm thực vật là hỗn hợp của rừng cây tự nhiên và rừng tái sinh, rừng trồng. Xung quanh làng có suối nước chảy quanh năm. Đồng bào sống trong làng là người Ba Na, sống định canh, định cư, làm nương rẫy. Dân số 294 người gồm 62 hộ. Cấu trúc nhà cửa đơn giản, 25% là nhà sàn, 75% là nhà xây. Mức sống của người dân thấp, nhiều nhà còn thiếu ăn, người dân chưa có nhận thức về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, 100% số hộ được cấp màn. Làng Canh Lãnh nằm ở bìa rừng. Thảm thực vật chung quanh làng là cây tái sinh có mật độ trung bình. Suối nước ở xa làng, chỉ có nước vào mùa mưa do suối có độ dốc cao. Đa số dân trong làng là người Ba Na sống định canh, định cư. Dân số gồm 430 người thuộc 92 hộ. Cơ cấu nhà cửa gồm 80% nhà xây và 20% nhà sàn. Người dân có ý thức nằm màn bảo vệ sức khỏe, khoảng 80% số hộ được cấp màn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN