tailieunhanh - Giáo trình Hệ thống thông tin Địa lý: Phần 2 - Phạm Hữu Đức

Giáo trình Hệ thống thông tin Địa lý: Phần 2 trình bày cấu trúc dữ liệu của thông tin Địa lý, hệ quản trị dữ liệu Microsoft Access, sử dụng phần mềm MapInfo để xây dựng GIS. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Địa lý. Mời bạn đọc tham khảo. | thương III. CẤU TRÚC Dữ LIỆU THÔNG TIN ĐỊA LÝ. Dữ liệu địa lý gồm có dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Mỗi phần mềm GIS có cách tổ chức xắp xếp dữ liệu riêng của mình. Khi sử dụng phần mềm nào để thực hiện công việc ta phải tìm hiểu cách tổ chức dữ liệu do phần mềm đó tạo ra trong máy tính như thế nào để tiện sử dụng. Cuốn sách này trình bày vấn đề chung nhất trong việc tổ chức dữ liệu thông tin địa lý và sau đó điểm qua cách tổ chức của ArcInfo và MapInfo. . Cấu trúc chung của cơ sở dữ liệu thông tin địa lý. . Các kiểu cơ sở dữ liệu kinh điển. Cơ sở dữ liệu có thể xem như tập hợp các thông tin được nhóm vào các files. Để có thể truy cậo dữ liệu trong một hay nhiều files một các dẽ dàng Tuỳ theo cách thức các files được tổ chức như thế nào để phân loại cấu trúc dữ liệu. Có 3 kiểu cấu trúc chính Cấu trúc tầng bậc cấu trúc mạng cấu trúc quan hệ. - Cấu trúc tầng bậc Khi dữ liệu có mối quan hệ kiểu cha con hoặc một hay nhiều mối quan hệ được thiết lập giữa các files ví dụ một loại đất trong gia đình các loại đất một diểm trong một vùng. Cấu trúc tầng bậc cho phép truy cập vào dữ liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hệ thống tầng bậc của tổ chức dữ liệu là hệ thống được sử dụng nhiều. Những dữ liệu ở mức thấp hơn thừa hưởng tất cả các thuộc tính của dữ liệu cấp cao hơn. Chẳng hạn như điểm thuộc về các cung thuộc về các đa giác. hệ thống tầng bậc có ưu điểm dễ hiểu dễ cập nhật dễ phát triển. Dữ liệu được truy cập chèn thêm các thộc tính dễ dàng nhưng nhược điểm của hệ thống này là khó khăn trong việc liên kết các thuộc tính. Một nhược điểm nữa của hệ thống cấu trúc dữ liệu tầng bậc là có một số lượng lớn chỉ mục files phải quản lý và một số giá trị thuộc tính có thể phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho dữ liệu bị rườm rà điều đó làm cho tăng phí tổn bộ nhớ. - Cấu trúc kiểu mạng Trong hệ thống tầng bậc đi qua cơ sở dữ liệu bị hạn chế bởi các đường đi lên đi xuống. Trong nhiều trường hợp đòi hỏi sự liên kết lại. Đặc biệt trong cấu trúc dữ liệu của .