tailieunhanh - Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong: Chương 4 - HV Kỹ thuật quân sự

Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 4: Dao động xoắn hệ trục khuỷu giúp người học nắm được các khái niệm cơ bản; quy dẫn khối lượng và độ cứng chống xoắn; dao động xoắn tự do của hệ 2 khối lượng; dao động xoắn tự do của hệ 3 khối lượng; dao động xoắn tự do của hệ nhiều khối lượng; dao động xoắn cưỡng bức của hệ nhiều khối lượng; phân tích điều hòa mô men xoắn; phương pháp thực tế; cộng hưởng, ứng suất do cộng hưởng và biện pháp giảm dao động. | CHƯƠNG 4. DAO ĐỘNG XOẮN HỆ TRỤC KHUỶU . Các khái niệm cơ bản . Quy dẫn khối lượng và độ cứng chống xoắn . Dao động xoắn tự do của hệ 2 khối lượng . Dao động xoắn tự do của hệ 3 khối lượng . Dao động xoắn tự do của hệ nhiều khối lượng . Dao động xoắn cưỡng bức của hệ nhiều khối lượng . Phân tích điều hòa mô men xoắn, phương pháp thực tế . Cộng hưởng, ứng suất do cộng hưởng và biện pháp giảm dao động . Các khái niệm cơ bản - Một cơ hệ tổng quát đều có khả năng dao động tự do với các dạng: uốn, xoắn, dọc trục. Khi có ngoại lực thay đổi tác dụng, dao động là cưỡng bức. - Dao động uốn và dọc trục gây ra biến dạng uốn và kéo nén trục khuỷu. Tác động của nó truyền lên bệ đỡ động cơ. Tần số dao động của 2 dạng này cao hơn nhiều so với tốc độ thường dùng của động cơ nên ít được xét đến. - Dao động xoắn gây biến dạng xoắn trong hệ trục khuỷu, dao động xoắn chỉ ảnh hưởng trong hệ, không truyền ra ngoài. Dao động xoắn thường xuất hiện trong phạm vi tốc độ sử dụng của động cơ, gây ra tác hại lớn. - Khi động cơ làm việc, các ngoại lực Pr , T, Z tác dụng lên trục khuỷu. Pr , Z gây ra dao động uốn cưỡng bức. Lực T vừa gây ra dao động uốn vừa gây ra dao động xoắn cưỡng bức. - Tần số dao động tự do là số lần dao động trong một phút khi không có ngoại lực tác dụng. - Khi tần số dao động tự do có quan hệ phù hợp với quy luật thay đổi của lực khí thể và lực quán tính, hệ trục khuỷu phát sinh cộng hưởng. Tốc độ động cơ khi xuất hiện cộng hưởng là tốc độ tới hạn. Biên độ, ứng suất khi đó tăng cao. - Do luôn luôn tồn tại lực cản, dao động tự do sẽ tắt dần. Biên độ và ứng suất khi cộng hưởng chỉ đạt tới giá trị hữu hạn nhất định. - Các thiết bị tiêu thụ công suất ảnh hưởng lớn đến tần số dao động riêng, lực cản. Khi tính toán cần xét đến các yếu tố này, các hệ trục không hoàn toàn giống nhau thì phải tính toán riêng biệt. - Kết cấu TK và các cụm chi tiết do TK dẫn động là rất phức tạp, phải quy dẫn tương đương toàn bộ hệ về một hệ thống đơn giản gồm: một trục . | CHƯƠNG 4. DAO ĐỘNG XOẮN HỆ TRỤC KHUỶU . Các khái niệm cơ bản . Quy dẫn khối lượng và độ cứng chống xoắn . Dao động xoắn tự do của hệ 2 khối lượng . Dao động xoắn tự do của hệ 3 khối lượng . Dao động xoắn tự do của hệ nhiều khối lượng . Dao động xoắn cưỡng bức của hệ nhiều khối lượng . Phân tích điều hòa mô men xoắn, phương pháp thực tế . Cộng hưởng, ứng suất do cộng hưởng và biện pháp giảm dao động . Các khái niệm cơ bản - Một cơ hệ tổng quát đều có khả năng dao động tự do với các dạng: uốn, xoắn, dọc trục. Khi có ngoại lực thay đổi tác dụng, dao động là cưỡng bức. - Dao động uốn và dọc trục gây ra biến dạng uốn và kéo nén trục khuỷu. Tác động của nó truyền lên bệ đỡ động cơ. Tần số dao động của 2 dạng này cao hơn nhiều so với tốc độ thường dùng của động cơ nên ít được xét đến. - Dao động xoắn gây biến dạng xoắn trong hệ trục khuỷu, dao động xoắn chỉ ảnh hưởng trong hệ, không truyền ra ngoài. Dao động xoắn thường xuất hiện trong phạm vi tốc độ sử dụng của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN