tailieunhanh - Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 2 - ĐH Thủy Lợi

Trong phần 2 bài giảng Pháp luật đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên và những người muốn tìm hiểu thêm về pháp luật những kiến thức pháp lý cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung và những nội dung pháp lý cần thiết khác thuộc các lãnh vực dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, hôn nhân gia đình. trong sự phân chia các ngành luật ở Việt Nam chúng ta. | CHƯƠNG V LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH I. LUẬT HIẾN PHÁP 1. Khái niệm a. Đôi tượng điều chỉnh Những quan hệ xã hội do luật Hiến pháp tác động tới nhằm thiết lập một trật tự nhất định gọi là đối tuợng điều chỉnh của luật Hiến pháp. Đó là những quan hệ xã hội phát sinh trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Những mối quan hệ đó có thể phân chia thành các nhóm sau - Các quan hệ xã hội qui định chế độ chính trị kinh tế văn hoá xã hội của đất nuớc. Mối quan hệ giữa các yếu tố đó cấu thành hệ thống chính trị kết cấu kinh tế các chính sách cơ bản trong việc xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá khoa học công nghệ. - Các quan hệ xã hội cơ bản giữa nhà nuớc và công dân. Đây chính là các quan hệ xác định địa vị pháp lý của công dân quyền và nghĩa vụ cơ bản của họ đối với nhà nuớc và xã hội. - Các quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc. Đây chính là các nguyên tắc nền tảng của tổ chức cơ cấu và hoạt động của bộ máy nhà nuớc qui định địa vị pháp lý mối quan hệ qua lại và chế uớc lẫn nhau giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy cùng các quyền và nghĩa vụ của những nguời đứng đầu trong hệ thống các cơ quan nhà nuớc. b. Phương pháp điều chỉnh Cũng nhu các ngành luật khác luật Hiến pháp có những phuơng pháp điều chỉnh nhất định. Đó là những cách thức mà luật Hiến pháp tác động đến các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự nhất định. Luật Hiến pháp có đối tuợng điều chỉnh là các quan hệ xã hội có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nuớc nên có những phuơng pháp điều chỉnh đặc thù. Cụ thể luật Hiến pháp điều chỉnh bằng hai phuơng pháp sau - Bằng cách qui định những nguyên tắc chung mang tính định huớng cho các chủ thể tham gia vào quan hệ luật Hiến pháp. Bằng phuơng pháp này luật Hiến pháp buộc các chủ thể tham gia vào các quan hệ thuộc đối tuợng điều chỉnh của luật Hiến pháp phải tuân theo. Đây là phuơng pháp điều chỉnh đặc thù của luật Hiến pháp. Ví dụ Điều 4 Hiến pháp 1992 qui định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực luợng lãnh đạo Nhà nuớc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN