tailieunhanh - Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế - Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1998 - Quy chế 4
Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế - Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1998 - Quy chế 4 giới thiệu tới các bạn về quy chế tòa án hình sự quốc tế được thông qua ngày 17/7/1998, tại Hội nghị ngoại giao về việc thiết lập Tòa án Hình sự quốc tế do Liên hợp quốc tổ chức. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2002, theo Điều 126. | QUY CHẾ ROME VỀ TÒA ÁN HÌNH Sự QUỐC TẾ ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC NĂM 1998 - QUY CHẾ 4 Được thông qua ngày 17 7 1998 tại Hội nghị ngoại giao về việc thiết lập Tòa án Hình sự quốc tế do Liên Hợp Quốc tổ chức. Có hiệu lực từ ngày 01 7 2002 theo Điều 126 Các Quốc gia thành viên Quy chế Đã thỏa thuận như sau Thành lập Tòa án hình sự quốc tế Tòa án . Tòa án là một cơ quan thường trực có thẩm quyền xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất được quy định trong Quy chế này và sẽ bổ sung cho quyền tài phán hình sự quốc gia. Quyền tài phán và chức năng hoạt động của Tòa án được quy định trong Quy chế này. Tòa án quan hệ với Liên Hợp Quốc trên cơ sở một thỏa thuận được Hội đồng Quốc gia thành viên Quy chế này thông qua và do Chánh án Tòa án đại diện cho Tòa án ký. 1. Trụ sở của Tòa án đặt tại La-hay Hà Lan nước chủ nhà . 2. Tòa án sẽ ký kết thỏa thuận về trụ sở chính với Nước chủ nhà. Thỏa thuận này sẽ được Hội đồng các Quốc gia thành viên của Quy chế này thông qua và sau đó được Chánh án Tòa án ký nhân danh Tòa án. 3. Tòa án có thể đặt trụ sở ở bất kỳ nơi nào theo quy định của Quy chế này nếu xét thấy cần thiết. 1. Tòa án có địa vị pháp nhân quốc tế. Tòa án có năng lực pháp lý cần thiết cho việc thực hiện chức năng và hoàn thành mục tiêu của mình. 2. Tòa án có thể thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình được quy định trong Quy chế này trên lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia thành viên nào và trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác theo thỏa thuận riêng. 1. Quyền tài phán của Tòa án chỉ giới hạn đối với các tội ác nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Theo Quy chế này Tòa án có quyền tài phán đối với các tội phạm sau a. Tội diệt chủng b. Tội ác chống nhân loại c. Tội ác chiến tranh d. Tội xâm lược. 2. Tòa án sẽ thực hiện quyền tài phán đối với tội xâm lược khi một quy định về định nghĩa tội xâm lược và các điều kiện để Tòa án thực hiện quyền tài phán đối với tội này được thông qua theo các Điều 121 và Điều 123. Quy định này .
đang nạp các trang xem trước