tailieunhanh - Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số

Bài viết này hệ thống lại quan điểm của các trường phái nghiên cứu truyền thông nổi bật trong thể kỷ XX để tìm hiểu về mối quan hệ nội tại và tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thông. Đồng thời, tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về hiệu quả và tác động của truyền thông đại chúng đối với công chúng, bài viết sẽ nêu bật vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự thay đổi về nhận thức, hành vi và lối sống của con người. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ TS. Đặng Thị Thu Hương Bài viết này hệ thống lại quan điểm của các trường phái nghiên cứu truyền thông nổi bật trong thể kỷ XX để tìm hiểu về mối quan hệ nội tại và tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thông. Đồng thời tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về hiệu quả và tác động của truyền thông đại chúng đối với công chúng bài viết sẽ nêu bật vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự thay đổi về nhận thức hành vi và lối sống của con người. Từ đó bài viết đặt vấn đề về vai trò và trách nhiệm của truyền thông đại chúng Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa của kỷ nguyên kỹ thuật số. 1. Truyền thông đại chúng văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông Truyền thông là quá trình liên tục qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Martin P. Adersen 1959 trích theo Frank Dance 1970 . Truyền thông ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của loài người do trình độ và điều kiện KT-XH cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài người - khi mà người truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng về số lượng và rộng khắp về địa lý - điều mà các cách thức truyền thông trước đó không thể nào có được. Nói theo Lerner 1957 trích theo Trần Hữu Quang 2008 thì sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng chính là một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại. Trường Đại học KHXH NV ĐHQGHN Còn văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ngay từ năm 1952 hai nhà nhân loại học người Mỹ là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.