tailieunhanh - Báo cáo " Mấy ý kiến về quyền lực nhà nước trong luật lao động Việt Nam "

Mấy ý kiến về quyền lực nhà nước trong luật lao động Việt Nam đặc biệt NSDLĐ phải tiếp tục trả lương cho thời gian tối đa 6 tuần trong trường hợp NLĐ ốm đau với mức lương bằng mức trước khi nghỉ ốm. Ngoài ra nghĩa vụ khác (nghĩa vụ phụ) của NSDLĐ là nghĩa vụ chăm lo cho NLĐ, bao gồm việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và các quyền cá nhân của NLĐ; | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl MẨY Ý KIẾN VỀ QUYỀN Lực NHÀ Nước TRONG LUẬT IAO ĐỘNG VIỆT NAM 1. Từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chính phủ đã có những mối quan tâm nhất định tới hai vấn đề quan trọng nhất của luật lao động là việc xây dựng các quy định về quan hệ lao động và các tiêu chuẩn lao động. Biểu hiện của sự quan tâm đó là ở việc ban hành Sắc lệnh số 29 SL 1 ngày 12 3 1947 để quy định trong toàn cõi Việt Nam những sự giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân người Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại các xưởng kĩ nghệ hầm mỏ thương điếm và các nhà làm nghề tự do . 2 Sau đó các quy định liên quan đến chế độ lao động của công chức nhà nước và các công nhân giúp việc Chính phủ cũng được ban hành để sử dụng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 3 2. Điều có thể thấy rõ là nếu các quy định của Sắc lệnh số 29 SL đề cập quan hệ lao động theo định hướng thị trường như chúng ta đang nói hiện nay thì các quy định trong các Sắc lệnh số 76 77 sau đó đã chuyển theo hướng sử dụng quyền lực tuyệt đối của Nhà nước. Kể cả chế độ công nhân giúp việc Chính phủ cũng đã thể hiện rõ ràng sự quyết định của Nhà nước là tối cao kể cả quyền tuyển dụng và trả lương. 4 3. Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp Việt Nam lại tiếp tục thời kì kháng chiến chống thực dân đế quốc. Vì TS. LƯU BÌNH NHƯỠNG vậy chế độ công nhân giúp việc Chính phủ vẫn được duy trì và sau này vào những năm 1960 trở đi đã trở thành chế độ lao động đối với công nhân viên chức nhà nước . Có thể thấy sự củng cố luật pháp cho chế độ pháp lí này qua các văn bản pháp luật lao động mà bản chất là các quy định về quản lí nhà nước hay là quản lí hành chính - kinh tế của thời kì đó như Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên chức nhà nước 5 Điều lệ kỉ luật lao động 6 Chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản nhà nước 7 Điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội 8 . Tập trung vào việc xây dựng đội ngũ công nhân viên chức nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN