tailieunhanh - Báo cáo " Cải cách hành chính nhà nước - Nhìn lại và những vấn đề đặt ra trong hội nhập - phát triển hiện nay "

Cải cách hành chính nhà nước - Nhìn lại và những vấn đề đặt ra trong hội nhập - phát triển hiện nay Nội dung quan hệ lao động bao gồm quyền và nghĩa vụ của hai bên, trong đó nghĩa vụ của bên này cũng là quyền tương ứng của bên kia và ngược lại. Đối với NLĐ nghĩa vụ chính của họ là thực hiện công việc theo thoả thuận (Điều 611 BLDS). | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ Nước NHÌN LẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HỘI NHẬP - PHÁT TRIỂN HIỆN NAY 1. Nhìn lại kết quả 9 năm thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001 - 2010 Mục tiêu của Chương trình tổng thể là xây dựng nền hành chính dân chủ theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân nền hành chính phục vụ nhân dân phục vụ phát triển nền hành chính thống nhất thông suốt từng bước hiện đại và hiệu lực hiệu quả có đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và trình độ phù hợp với yêu cầu quản trị mới trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Gần 10 năm qua cải cách hành chính nhà nước đã tiến hành khá đồng bộ trên cả 4 nội dung cải cách cơ bản về xây dựng thể chế của nền hành chính mới về cơ cấu lại tổ chức bộ máy chính quyền các cấp xây dựng chế độ công chức công vụ mới và cải cách tài chính công đã thu được nhiều kết quả quan trọng - Quyết tâm chính trị của Chính phủ và Quốc hội thời gian qua đã gặt hái khá nhiều thành công trên lĩnh vực xây dựng thể chế quản lí mới trước hết trên 2 lĩnh vực thể chế quan trọng là hệ thống thể chế pháp luật của nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế TS. THANG VĂN PHÚC quốc tế và thể chế tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn trên cơ sở điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ bộ ngành trung ương chính quyền địa phương phù hợp với quản lí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 xác định tại Điều 2 là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân đã làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về vai trò tối thượng của pháp luật trong quản lí và điều hành đất nước. Do đó cải cách thể chế cần vững chắc để triển khai khối lượng công việc to lớn của xây dựng pháp luật. Từ năm 2001 tới nay đã có gần 200 bộ luật luật pháp lệnh đã được ban hành gần 500 nghị quyết nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành hàng năm.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN