tailieunhanh - Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy

Đề cương môn học Lý thuyết tài chính của GV. Nguyễn Phương Thúy gồm 3 chương. Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính như tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính, bản chất của tài chính, chức năng của tài chính, hệ thống tài chính Việt Nam. Chương 2 trình bày về ngân sách nhà nước bao gồm các vấn đề như những vấn đề chung về ngân sách nhà nước, nội dung hoạt động chủ yếu của ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước và quản lí ngân sách nhà nước ở Việt Nam, chu trình quản lí ngân sách nhà nước. Chương 3 trình bày những vấn đề cơ bản của Tài chính doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo. | Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy Môn hoc LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH Chương I Những vấn đề cơ bản về tài chính I Tiền đề ra đời tồn tai và phát triển của tài chính 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ Phân công lao động xã hội phát triển k sản xuất và trao đổi hàng hoá được hình thành Tiền tệ xuất hiện như 1 đòi hỏi khách quan Cuộc cách mạng trong công nghệ phân phối chuyển từ phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị ___ Tài chính ra đời. 2. Tiền đề Nhà nước Chế độ tư hữu xuất hiện Xã hội bắt đầu phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội Nhà nước xuất hiện dưới hình thái Nhà nước của chế độ nô lệ nhu cầu chi tiêu nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước Quỹ tiền tệ của nhà nước do công dân đóng góp k Tài chính nhà nước tài chính công xuất hiện 3. Sự tồn tại và phát triển Trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tài chính công chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 vai trò của Nhà nước đã được thay đổi. Tài chính công lúc này không còn là một yếu tố trung lập mà là một công cụ để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài bộ phận tài chính công phục vụ trực tiếp cho chức năng chính trị còn xuất hiện bộ phận tài chính công phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng xuât hiện bộ phận tài chính tư gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế - xã hội. Có thể nhận xét rằng trong 2 tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hóa - tiền tệ là nhân tố mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời tồn tại và Đề cương môn học Lý thuyết tài chính 1 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy phát triển của tài chính và Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. II Bản chất của tài chính 1. Biểu hiện bên ngoài Có thể th ấy những biểu hiện bên ngoài của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.