tailieunhanh - Lịch Sử Trung Quốc phần2 Chương 8 -hết
Sử Trung Quốc Chương 8 (8) C. NHÀ THANH SỤP ĐỔ 1. Vận động Duy Tân và chính biến Mậu Tuất (1898) Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, kẻ sĩ có kiến thức hoảng hốt, thức tỉnh, nhận rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, “thuyền vững, súng mạnh” không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tae đã cảnh cáo thì mới được | Sử Trung Quốc Chương 8 8 C. NHÀ THANH SỤP ĐỔ 1. Vận động Duy Tân và chính biến Mậu Tuất 1898 Sau vụ Trung Nhật chiến tranh thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua kẻ sĩ có kiến thức hoảng hốt thức tỉnh nhận rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả thuyền vững súng mạnh không đủ để cứu nước phải cải cách từ gốc thay đổi chế độ như Wang Tae đã cảnh cáo thì mới được. Nếu không canh tân chính trị tổ chức lại điều đình cải tạo phung phí trong xã hội tinh thần của quốc dân nếu không bỏ lối khoa cử cũ đi tuyển quan lại theo một cách mới thì khống sao chống lại được với liệt cường. Do đó mà có cuộc vận động duy tân khắp trong nước. Người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đưa ra khẩu hiệu là toàn biến tốc biến thay đổi triệt để và mau . Khang sinh năm 1858 ở tỉnh Quảng Đông huyện Nam Hải miền tiếp xúc nhiều với người Âu có nhiều nhà cách mạng lớn mới. Gia đình ông mấy đời nổi tiếng về cự học. Ông là con trưởng người em thứ là Quảng Nhân cũng làm cách mạng. Ông rất thông minh thâm cựu học đậu tiến sĩ nhưng rất chú y tới thời cuộc đọc nhiều sách phương Tây do người Nhật dịch mở trường dạy học thường họp bọn thanh niên diễn thuyết về biến pháp. Ông đã nhiều lần dâng thư lên triều đình Mãn Thanh xin biến pháp nhưng thư không tời tay vua. Ngoài giờ dạy học ông trứ tác được nhiều ba tác phẩm chính của ông là. - Tân học ngụy kinh nghiên cứu về các kinh của Khổng học mà ông cho là ngụy tạo dưới đời Vương Mãng nhà Tần đời Hán . Trong cuốn đó ông vạch ra những chỗ không đáng tin và bảo cái bọc đó không thực là của Khổng Tử. - Khổng Tử cải chế khảo nghiên cứu về cuộc cải cách chế độ phong kiến của Khổng Tử. - Đại đồng thư. Ông cho rằng nhân loại sắp bước vào thời đại đồng rồi lúc đó mọi người sẽ bình đẳng ai cũng có lòng bác ái coi thiên hạ vạn vật là một không ai còn khổ não nữa và để sửa soạn cho thời đại đó ông đề nghị Phá ranh giới giữa các quốc gia bỏ chế độ giai cấp bỏ quan niệm về .
đang nạp các trang xem trước