tailieunhanh - Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và phúc lợi xã hội

Mời các bạn cùng tìm hiểu kinh tế và phúc lợi xã hội trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ với nhau; tổng kết kinh nghiệm của một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển là những nước rất chú trọng về phúc lợi xã hội; được trình bày cụ thể trong bài viết "Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và phúc lợi xã hội". | Xã hội học số 1 - 1992 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ Sự QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÊ ĐĂNG DOANH I. KINH TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ MỐI QUAN HỆ VỚI NHAU 1. Nền kinh tế thị trường dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau đây - Quyền tự do kinh doanh theo Luật pháp và tự chịu trách nhiệm về tài chính của mỗi một công dân mỗi một đơn vị kinh tế. - Giá hình thành trên cơ sở cung - cầu của thị trường. Giá là tín hiệu phản hồi của thị trường đối với người sản xuất. - Giữa các đơn vị kinh tế diễn ra quá trình cạnh tranh thúc đẩy các cơ sở phải nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả. Những cơ sở yếu kém sẽ bị đào thải quá trình đó được quan niệm là sự tàn phá sáng tạo đào thải những đơn vị yếu kém thúc đẩy việc sáng tạo những đơn vị có năng lực cao hơn. Cơ chế thị trường phát huy mạnh mẽ động lực vật chất gắn liền với khuyến khích lợi ích cá nhân. Đòng thời cạnh tranh gây sức ép đôi khi tới mức tàn bạo đối với mọi chủ thể tham gia cơ chế thị trường làm cho các đơn vị đó phải phấn đấu để tránh bị đào thải. Ưu điểm của cơ chế đó là năng động đòi hỏi và phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh tế thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các xí nghiệp sẽ học từ những sai lầm của nhau tránh cho xã hội trả giá quá đắt và qua lâu cho sai lầm. Bên cạnh những mặt mạnh cơ chế thị trương cũng có những khuyết tật nghiêm trọng tạo ra và tái sản xuất sự bất bình đẳng trong thu nhập động lực vật chất chạy theo lợi nhuận tối đa có thể dẫn đến bất chấp đạo đức và pháp luật cạnh tranh dẫn đến phá sản có thể đem lại đau khổ và thiệt thòi cho nhiều người lao động . Vì vậy nhiều nước muốn phát huy những mặt mạnh của một Nhà nước dân chủ và pháp quyền để hạn chế hoặc khắc phục những khuyết tật đó. 2. Tiền đề cơ bản để thực hiện phúc lợi xã hội là năng suất lao động và hiệu quả cao. Một nền kinh tế có hiệu quả cao là điều kiện không thể thiếu được cho việc thực hiện phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội tức là phân phối theo nhu cầu không gắn với việc trả tiền cho các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN