tailieunhanh - Luận văn thạc sỹ: Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, luận văn thạc sỹ "Đặc điểm từ ngữ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An" trình bày về đặc điểm vốn từ chỉ nghề biển của cư dân Nghệ An, đặc điểm định danh và sắc thái văn hóa thể hiện qua tên gọi của từ chỉ nghề biển Nghệ An. | LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thế. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết on sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Trọng Canh người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Vinh các thầy cô giáo Trường THCS Cao Xuân Huy Diễn Châu Nghệ An đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong học tập nghiên cún. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bạn bè những người đã luôn bên tôi động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Vinh ngày 25 tháng 9 năm 2012 T ác giả Nguyễn Thị Ngọc 1 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Ngọc học viên lóp Cao học 18 - Ngôn ngữ học Trường Đại học Vinh. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Đặc điếm từ ngữ chỉ nghề biến của cư dân Nghệ An là công trình nghiên cứu của riêng tôi số liệu nghiên cứu thu được tù thực tế và không sao chép. Học viên Nguyễn Thị Ngọc 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Tiếng Việt có lịch sử lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triến của dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm dụng nước và giữ nước. Cơn thử thách nặng nề và khốc liệt nhất của tiếng Việt và người Việt là một nghìn năm Bắc thuộc và gần một trăm năm bị thực dân đô hộ. Kẻ xâm lược đã dùng bạo lực và chính sách đồng hóa gắt gao áp đặt cho nhân dân Việt Nam một thứ ngôn ngữ ngoại lai một hệ thống ngôn ngữ nô dịch. Cái kỳ diệu của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ tiếng nói dân tộc mình là trong khi kiên quyết không chấp nhận bất cứ ngôn ngữ nước ngoài nào làm ngôn ngữ chính thống thì đồng thời lại tỏ ra rất mềm dẻo và sáng tạo trong việc tiếp thu những cái quý báu cái ưu việt của ngôn ngữ nước ngoài Việt hóa chúng làm cho tiếng Việt thêm giàu thêm đẹp. Trải qua một chặng đường lịch sử dài hàng thiên niên kỷ tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia làm công cụ tư duy và là phương tiện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN