tailieunhanh - Bài giảng Công pháp quốc tế

Cùng tìm hiểu về công pháp quốc tế với bài giảng gồm 5 bài học sau: Bài 1 khái niệm và nguồn của luật quốc tế, bài 2 các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, bài 3 chủ thể của luật quốc tế, bài 4 dân cư trong luật quốc tế, bài 5 luật điều ước quốc tế, bài 6 lãnh thổ và biên giới quốc gia. | Bài giảng Công pháp Quốc tế 72 BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ I. Khái niệm luật quốc tế 1. Định nghĩa Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại pháp luật được ban hành bởi nhà nước. Do đó không có nhà nước thì sẽ không có pháp luật. Nhà nước sử dụng công cụ quản lý là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đưa các quan hệ xã hội phức tạp dễ xảy ra tranh chấp vào một trật tự nhất định. Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên khi các quốc gia thiết lập quan hệ bang giao với nhau thì một hệ thống pháp luật mới được hình thành đó là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy được hình thành và tồn tại độc lập khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp luật quốc gia. Thật vậy trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia họ cùng nhau xây dựng những nguyên tắc quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau. Phổ biến nhất là các quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Để đảm bảo cho quan hệ được bền vững hai quốc gia thường tiến hành giao kết với nhau bởi một thỏa ước. Thỏa ước này có thể là bằng miệng hay bằng văn bản tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ được thiết lập. Thỏa ước này ngày nay chúng ta gọi là điều ước quốc tế. Và đây cũng chính là luật quốc tế. Như vậy chúng ta thấy rằng chỉ cần một điều ước quốc tế giữa hai quốc gia được giao kết thì luật quốc tế xuất hiện và luật này sẽ được áp dụng trước tiên cho chính hai quốc gia thiết lập nên nó. Cùng với sự phát triển của xã hội các quan hệ quốc tế của các quốc gia không còn dừng lại trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai quốc gia nữa mà dần dần nó đã được mở rộng ra nhiều quốc gia và toàn thế giới. Do đó ngày nay có những quan hệ giữa các quốc gia mang tính khu vực liên khu vực và toàn cầu. Như vậy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.