tailieunhanh - Thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu

Các đợt kiểm kê khí nhà kính được tiến hành ở các ngành kinh tế chính có các mức phát thải cao, bao gồm năng lượng; các quy trình công nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF); nông nghiệp; và chất thải (xem Hình 1). Đợt kiểm kê năm 1994 về ngành năng lượng không tính gộp các mức phát thải từ việc sử dụng củi đốt, mặc dù củi đốt là một nguồn năng lượng quan trọng ở Việt Nam. Những thông tin này được Việt Nam báo cáo trong các Thông báo. | THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BIẾN Đổi KHÍ HẬU Phát thải khí nhà kính các phương án giảm thiểu ở Việt Nam và các dự án hỗ trợ của Liên hợp quốc Bản tin ngày 5 tháng 2 năm 2013 Việt Nam đã ký Công ước khung Liên Hiệp Quốc LHQ về biến đổi khí hậu BĐKH ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn Công ước ngày 16 tháng 11 năm 1994. Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto ngày 3 tháng 12 năm 1998 và phê chuẩn Nghị định thư ngày 25 tháng 9 năm 2002. Bản tin chuyên đề này tập trung vào phát thải khí nhà kính và tiềm năng giảm thiểu của Việt Nam. 1. PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍ NH S Ử DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Việt Nam đã tiến hành 05 đợt kiểm kê quốc gia về khí nhà kính GHG bao gồm 1. 1990 do các Chuyên gia Kỹ thuật Quốc gia thực hiện trong khuôn khổ dự án Biến đổi khí hậu ở Châu Á Việt Nam 2. 1993 do các Chuyên gia Kỹ thuật Quốc gia thực hiện trong khuôn khổ dự án Chiến lược giảm khí nhà kính với kinh phí thấp nhất ở Châu Á ALGAS 3. 1994 tiến hành trong quá trình xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ nhất trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC 4. 1998 tiến hành trong Sáng kiến quốc gia 5. 2000 thực hiện trong quá trình xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ hai trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về về biến đổi khí hậu UNFCCC . Các đợt kiểm kê khí nhà kính được tiến hành ở các ngành kinh tế chính có các mức phát thải cao bao gồm năng lượng các quy trình công nghiệp sử dụng đất thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp LULUCF nông nghiệp và chất thải xem Hình 1 . Đợt kiểm kê năm 1994 về ngành năng lượng không tính gộp các mức phát thải từ việc sử dụng củi đốt mặc dù củi đốt là một nguồn năng lượng quan trọng ở Việt Nam. Những thông tin này được Việt Nam báo cáo trong các Thông báo quốc gia lần thứ nhất và lần thứ hai SNC theo quy định của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về về biến đổi khí hậu UNFCCC . Hình 1. Tóm tắt kết quả kiểm kê khí nhà kính các năm 1994 1998 và 20001 Năm 1994 1998 2000 Ngành Phát thải khí CO2 tương đương triệu tấn Phát thải

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN