tailieunhanh - Báo cáo " Học thuyết tam quyền hay là "nhị quyền" phân lập "

Học thuyết tam quyền hay là "nhị quyền" phân lập Nói cách khác, đây là những giới hạn của quyền tự do thoả thuận về nội dung HĐLĐ. Trên thực tế, do có nhiều quy định pháp luật lao động bắt buộc nêu trên nên quyền tự do thoả thuận nội dung hợp đồng của các bên hầu như ít ý nghĩa. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HỌC THUYET TAM QUYÊN hay LẰ NHỊ QUYÊN PHÂN LẬP Học thuyết phân quyền kể từ khi ra đời cho đến khi được Montesquieu nâng cấp lên thành học thuyết phân quyền trong thời kì Khai sáng những năm đầu tiên của Cách mạng tư sản Pháp đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới. Phân quyền như là đòi hỏi của dân chủ là nội dung chính của hiến pháp ở đâu không phân quyền thì ở đó không có hiến pháp. Trong những năm của cơ chế tập trung chúng ta không thừa nhận sự áp dụng học thuyết phân quyền cho nên việc triển khai nghiên cứu học thuyết cũng như những thông tin về sự áp dụng của học thuyết trong tổ chức cơ cấu của nhà nước tư sản còn rất hạn chế. Hiện nay công cuộc đổi mới mở cửa và nhất là công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền những hạt nhân hợp lí trong học thuyết phân quyền đã được chúng ta nghiên cứu chọn lọc để tiếp thu và vận dụng đề ra quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước . NGUyẾN ĐĂNG DUNG thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp . Sự thừa nhận cho dù chỉ là một trong những hạt nhân nhỏ bé của học thuyết là cả một bước chuyển rất lớn trong nhận thức của chúng ta. Từ đó không ít người kể cả các chuyên gia luật học chính trị học và cả những chính khách trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có quan điểm cho rằng lập pháp phải do Quốc hội đảm nhiệm và hành pháp thì phải do Chính phủ đảm nhiệm theo đúng tinh thần quy định của Hiến pháp. Thậm chí không ít người có ý kiến cho rằng cần phải chuyển mọi hoạt động có liên quan đến lập pháp từ việc soạn thảo cho đến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN