tailieunhanh - Bài giảng Hẹp van hai lá - ThS.BS Lương Quốc Việt

Bài giảng Hẹp van hai lá - Lương Quốc Việt với mục tiêu nêu được bệnh nguyên của bệnh hẹp van hai lá; hiểu rõ cơ chế bệnh sinh; nắm vững triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; chẩn đoán phân biệt bệnh hẹp van hai lá. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. tài liệu. | HẸP VAN HAI LÁ . LƯƠNG QUỐC VIỆT Mục tiêu 1. Nêu được bệnh nguyên của bệnh hẹp van hai lá 2. Hiểu rõ cơ chế bệnh sinh 3. Nắm vững triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 4. Chẩn đoán phân biệt bệnh hẹp van hai lá I. Bệnh nguyên - Hẹp van hai lá chiếm ưu thế ở phụ nữ 75 - 80 các trường hợp . Thường gặp ở thiếu niên và người trẻ. - Hẹp van hai lá hậu thấp là nguyên nhân thường gặp nhất mặc dù tiền căn thấp tim ít phổ biến 50 trường hợp . Hẹp van hai lá bẩm sinh rất hiếm phát hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ. - Hẹp van hai lá đơn thuần hoặc hẹp van hai lá là tổn thương chính chiếm 40 bệnh van tim hậu thấp. Phần còn lại hẹp van hai lá nhẹ đi kèm với hở van hai lá và tổn thương van động mạch chủ. - Bộ máy van hai lá bị tác động bởi tiến trình thấp theo nhiều cách 1 Lá van bị dày lan tỏa bởi mô sẹo xơ và hoặc sự lắng đọng canxi. 2 Mép van hai lá bị dính lại. 3 Dây chằng bị dính và ngắn lại. Những thay đổi này làm cho lá van bị cứng và kém di động đưa đến hẹp van dạng phễu hình miệng cá . II. Bệnh sinh A. Các hâu quả chính ở phía thượng lưu của sự tắc nghẽn van hai lá 1. Sự gia tăng áp lực nhĩ trái Diện tích van hai lá bình thường ở người trưởng thành từ 4 -6 cm2. Khi diện tích lỗ van hai lá xấp xỉ 2 cm2 máu từ nhĩ trái xuống thất trái cần độ chênh áp lực nhĩ - thất cao bất thường. Đây là dấu chứng đặc trưng về huyết động học của hẹp van hai lá. Khi lỗ van hai lá giảm đến 1cm2 để duy trì cung lượng tim cần áp lực nhĩ trái xấp xỉ 25mmHg. Sự tăng áp lực nhĩ trái dẫn đến sự tăng áp lực tĩnh mạch phổi và áp lực mao mạch phổi làm giảm sức đàn hồi của phổi góp phần gây khó thở khi gắng sức. Sự gắng sức làm tăng nhịp tim làm ngắn thời gian đổ đầy tâm trương và do đó làm tăng áp lực nhĩ trái đưa đến ứ huyết phổi. 2. Buồng nhĩ trái dãn to ra Điều này tạo thuận lợi cho ứ đọng dòng máu sự hình thành huyết khối trong nhĩ có khả năng di chuyển đi gây thuyên tắc mạch hệ thống và rối loạn nhịp trên thất nhất là rung nhĩ . 3. Tăng áp động mạch phổi do bởi 1 Sự ứ máu thụ động do tăng áp lực nhĩ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN