tailieunhanh - Không áp đặt con phải làm gì, không được làm gì
Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào, phải đánh răng. Nếu trẻ làm theo thì bảo "Ui, con ngoan quá", những trẻ cá tính không làm theo thì lại bảo con hư. Trẻ không làm theo thì bị phạt, mắng. Trong khi đó, những trẻ đối phó mới là trẻ khôn | Không áp đặt con phải làm gì không được làm gì Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này phải làm cái kia phải chào phải đánh răng. Nếu trẻ làm theo thì bảo Ui con ngoan quá những trẻ cá tính không làm theo thì lại bảo con hư. Trẻ không làm theo thì bị phạt mắng. Trong khi đó những trẻ đối phó mới là trẻ khôn. Thực tế có những việc cha mẹ cấm nhưng trẻ vẫn làm. Lý do là vì trẻ làm theo là bị ép buộc chứ không phải tự giác làm mà điều gì không phải do bản thân mỗi người tự giác làm thì sẽ không có tính bền vững. Hôm nay trẻ làm theo những gì người lớn bảo nhưng không ai đảm bảo rằng khi lớn hơn trẻ cũng sẽ làm theo. Cha mẹ không biết rằng chính sự áp đặt của mình có thể khiến bé khi lớn lên làm gì cũng sợ sai không sáng tạo. - Cho con biết tại sao phải làm cái này Để con nghe và làm theo thì trước hết chúng ta cần cho con biết tại sao chúng ta phải làm thế. Cha mẹ hãy bỏ qua những quy định tồn tại trước đó tự đặt tình huống cùng bàn luận với trẻ hãy để trẻ tự nói lên tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế. Chẳng hạn từ những việc đơn giản như tại sao phải đi vệ sinh uống sữa đến học bài rửa tay đánh răng. Khi đã hiểu trẻ sẽ tự ra quyết định tự viết nội quy tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng cần thiết. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định kỹ năng tự nguyện tự giác - Chọn việc dễ nhất để yêu cầu con làm Cha mẹ hãy vứt hết những điều con mình chưa làm được mà chọn ra một thứ dễ làm nhất để yêu cầu con thực hiện như ăn xong phải cất bát. Việc này có thể rất lâu mới đi vào quy củ thế nhưng một khi con đã thực hiện được thì những việc sau trẻ sẽ làm dễ dàng hơn. Cô Diệu lý cũng nhấn mạnh việc giáo dục kỹ năng cho con cần có kế hoạch từ từ chậm chạp không được nóng vôi. Bên cạnh đó cần tỏ ra tôn trọng con ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ làm được. Điều cha mẹ cần lưu ý là trẻ được quyền mắc lỗi khi đó cha mẹ có thể giúp con tìm giải pháp tiếp theo chứ .
đang nạp các trang xem trước