tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương

Luận văn gồm các mục tiêu sau: Đánh giá đặc điểm phân lập và sự tăng sinh của tế bào gốc mỡ trong điều kiện nuôi cấy invitro; đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tế bào da nuôi cấy. nội dung chi tiết. | Trong thí nghiệm đồng nuôi cấy tiếp xúc, tác dụng ảnh hưởng tới sự phân bào của tế bào gốc mô mỡ trong đồng nuôi cấy qua đĩa nuôi transwell và dịch chiết ngoại bào tế bào gốc mô mỡ có thể đạt được thông qua tác động của ít nhất là một số cytokine hoặc protein đệm gian bào, mặc dù chính xác trách nhiệm của từng yếu tố đó trong thí nghiệm này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy: Mật độ tế bào sừng ở ngày đồng nuôi cấy thứ hai trong lô có tấm tế bào gốc tăng lên so với không có tấm tế bào gốc nhưng lại kém hơn khi đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi da. Nhưng đối với thí nghiệm đánh giá sự di cư của tế bào sừng trong đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc mô mỡ lại thấy, khả năng di cư của chúng tốt hơn so với khi đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi hay không có tấm tế bào. Ngày thứ 4, vết cạo gần liền hoàn toàn, khoảng cách bờ mép hẹp hơn so với lô tế bào sừng đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi. Trong khi đó lô không có tấm tế bào thì vết cạo còn rộng hơn. Ngày thứ 5, vết cạo ở lô có tấm tế bào là tế bào gốc mô mỡ và lô có tấm nguyên bào sợi đã liền hoàn toàn nhưng lô không có bất cứ tấm tế bào loại nào thì vẫn còn khoảng cách rõ rệt.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN