tailieunhanh - Sổ tay thầy thuốc thực hành: Phần 2 (Tập 1) - NXB Y học
"Sổ tay thầy thuốc thực hành" được biên soạn cụ thể và sinh học bệnh, triệu chứng của từng bệnh, giúp cho việc chuẩn đoán được thuận lợi,. Trong tập 1 gồm các chuyên nội: hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp và lao phổi, tiêu hóa, thận tiết niệu, nội tiết, máu dị ứng, cơ xương khớp, bệnh tuổi già và nhi khoa. Sau đây "Sổ tay thầy thuốc thực hành: Phần 2 (Tập 1)". | HÔ HẤP VÀ LAO PHỔI Biên soạn PGS. PHẠM GIA CƯỜNG BS. LÊ VĂN HOÀNH PGS. HOÀNG MINH HO RA MÁU I. ĐẠI CƯƠNG - Ho ra máu là khạc nhổ ra máu từ những đường thở dưới. Có thể là đờm dây máu hoặc bãi đờm có màu hồng như nước quả mận hoặc chỉ đơn thuần là máu màu đỏ tươi. - Khái niệm về ho ra máu nặng chưa được tiêu chuẩn hoá rõ ràng nói chung người ta dựa vào những chỉ tiêu về thể tích và nhâ t là về lưu lượng. Tử vong thường do máu tràn ngập vào phế nang gây ngạt thở hơn là do mat máu. - Căn nguyên hay gặp lao phổi ung thư phế quản tiên phát giãn phế quản áp xe phổi hẹp lỗ van 2 lá nhồi máu phổi . ít gặp ung thư phổi di căn u tuyến phế quản chấn thương lồng ngực . Chưa rõ căn nguyên chiếm 5 - 15 các trường hợp ho ra máu. II. CHẨN ĐOÁN - Tiền triệu ngứa họng cảm giác nóng sau xương ức có vị máu trong miệng. 330 - Giữa những cơn ho bệnh nhân nhổ ra máu màu đỏ và có bọt. III. XÉT NGHIỆM BỔ SUNG - Nhất loạt làm soi phế quản và phải làm sớm vì những tổn thương gây chảy máu rất dễ thành sẹo. - Chụp phế quản và chụp động mạch phế quản được chỉ định nếu ho ra máu tái diễn và có khối lượng nhiều sau khi đã soi phế quản bằng ốhg soi mềm. IV. ĐIỂU TRỊ 1. Nhập viện - Nếu ho ra máu ít hay vừa phải thì thường tự hết. Chừng nào chưa hết ho ra máu bệnh nhân phải nghỉ ngơi và được theo dõi cẩn thận. - Nếu ho ra máu nhiều hoặc tái diễn phải nằm điều trị ở một đơn vị hồi sức tích cực để có thể cầm máu nhanh nhất. 2. Xử trí suy hô hấp eâp - Thở oxy hút phế quản bằng máy hút để tránh ùn tắc phế quản. - Nếu ho ra máu nặng đặt sonde 2 nòng sonde Carlens để ngăn không cho máu từ bên phổi tổn thương tràn sang phổi bên kia đồng thời để thông khí tốt cho bên phổi lành. 3. Bù lượng máu mất Truyền dịch phân tử lượng lớn Plasmion rồi truyền máu. Thực tế thì việc bù lượng máu mất chưa phải là điều quan trọng nhất mà vân đề chính là bảo đảm tốt thông khí phổi. 4. Cầm máu - Đầu tiên là điều trị nội khoa vì bằng cách này đã có thể cầm máu được phần lớn các trường hợp ho ra máu. - Glanduitrin 5 - 10
đang nạp các trang xem trước