tailieunhanh - Những cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ chống trọi với các tác nhân gây bệnh cũng như bệnh tật tốt hơn. Mùa thu đông là thời điểm bé dễ ốm nhất do sự thay đổi thất thường của thời tiết. | Những cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh Sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ chống trọi với các tác nhân gây bệnh cũng như bệnh tật tốt hơn. Mùa thu đông là thời điểm bé dễ ốm nhất do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho trẻ được các bậc phụ huynh và các chuyên gia dinh dưỡng áp dụng. Với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là cách tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Về lâu dài cơ thể bé có khả năng phòng tránh dị ứng cũng như ngăn cản nguy cơ béo phì. Với bé ăn dặm bạn nên chuẩn bị đồ ăn cho con từ thực phẩm tươi ngon tại nhà gồm nhiều quả và rau tươi - Jacqui Walsh chuyên gia mẹ và bé khuyên. Ăn rau quả hàng ngày đảm bảo bé nhận đủ các vitamin chất khoáng và dinh dưỡng. Hãy cho bé nhà bạn ăn một bữa thịt đỏ mỗi ngày vì thịt đỏ chứa nhiều kẽm - khoáng chất quan trọng thúc đẩy hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa cảm lạnh - Julia một chuyên gia dinh dưỡng nói. Thịt đỏ còn là nguồn dồi dào sắt -chất em bé rất cần khi ăn dặm. Một nguồn kẽm dồi dào khác là trứng nhưng không cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé được 1 tuổi. Luôn nhớ rửa tay thật sạch trước khi gần con để ngăn chặn lây lan mầm bệnh. Tôi cũng thường xuyên cọ rửa ghế ngồi của bé để diệt vi khuẩn. Sau khi tắm đừng để bé bị nhiễm lạnh. Không cho bé ra gió cho bé ngồi vào nơi khuất gió lau khô cho con thật nhanh mặc quần áo dài tay loại cotton thấm hút mồ hôi. Mặc thêm quần áo cho phù hợp thời tiết. Tiêm chủng đầy đủ là cách tuyệt vời bảo vệ bé lâu dài. Tỏi là chất tăng cường miễn dịch hiệu quả. Vì thế hãy cho thêm tỏi vào bữa ăn của bé để tăng cường khỏe mạnh cho con. Những lợi ích sức khỏe quan trọng của sữa mẹ Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến hết 24 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chất đầy đủ và cân bằng cho sự phát triển bình thường của bé. Thêm vào đó sữa mẹ còn hỗ trợ cho sự phát triển của hệ miễn dịch của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN