tailieunhanh - Dược lý học 2007 - Bài 17: Thuốc chống lao-thuốc điều trị phong
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: trình bày được 5 thuốc chống lao thường dùng về các mặt tác dụng, cơ chế tác dụng, những điểm chính về dược động học và tác dụng không mong muốn, trình bày được nguyên tắc và phác đồ điều trị lao hiện nay,. | Dược Lý HỌC 2007 - ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI SÁCH DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ BÁC sĩ ĐA KHOA Bài 17 Thuốc chỐNG LAO - Thuốc ĐIỂU TRỊ PhONG mục TIEU học TẠP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng 1. Trình bày được 5 thuốc chống lao thường dùng về các mặt tác dụng cơ chế tác dụng những điểm chỉnh về dược động học và tác dụng không mong mu ốn. 2. Trình bày được nguyên tắc và phác đồ điều trị lao hiện nay. 3. Trình bày được tác dụng cơ chế tác dụng những điểm chỉnh về dược động học và tác dụng không mong muốn của dapson và clofazimin. 4. Nêu được 3 nguyên tắc và phác đồ điều trị phong hiện nay. 1. Thuốc ChỐNG LAO Lao là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến do trực khuẩn lao gây nên và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trực khuẩn lao gây bệnh lao phổi và các cơ quan khác là loại vi khuẩn kháng cồn kháng acid sống trong môi trường ưa khí phát triển chậm chu kỳ phâ n chia khoảng 20 giờ . Màng tế bào của trực khuẩn lao được cấu tạo bởi 3 lớp phospholipid trong cùng polysACharid liên kết với peptidoglycan. Các peptidoglycan được gắn với arabingolactose và acid mycolic ở lớp giữa. Acid mycolic liên kết với các lipid p hức tạp như myosid peptidoglycolipid phenolglycolipid ở ngoài cùng. Độ dày mỏng và sự chứa nhiều hay ít lipid của màng tế bào ảnh hưởng rõ rệt đến sự khuyếch tán của các thuốc chố ng lao vào trong tế bào và sức đề kháng của vi khuẩn với các tác nhân hóa học và lý học từ bên ngoài. Trong cơ thể vi khuẩn lao có thể tồn tại dưới 4 dạng quần thể ở những vùng tổn thương khác nhau. Các quần thể này chịu sự tác động của thuố c chố ng lao mức độ rất khác nhau. - Quần thể trong hang lao còn gọi là quần thể A. Trong hang lao có pH trung tính lượng oxy dồi dào vi khuẩn nằm ngoài tế bào và phát triển nhanh mạnh nên số lượng vi khuẩn nhiều dễ xuất hiện đột biến kháng thuốc. Quần thể này bị tiêu diệt nhanh bởi rifampicin INH và streptomycin. - Quần thể trong đại thực bào còn gọi là quần thể B. Trong đại thực bào pH acid số lượng vi khuẩn ít và phát triển chậm nhưng có khả năng sống sót cao nên tồn
đang nạp các trang xem trước