tailieunhanh - Sự tương đồng và dị biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc chí diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí

Trong nghiên cứu văn học, nhân vật nghệ thuật được xem là yếu tố trung tâm trong loại hình tự sự. Đây chính là một trong những yếu tố nghệ thuật khiến cho nhà văn tốn nhiều công nhất. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo tài liệu "Sự tương đồng và dị biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc chí diễn nghĩa và Hoàng Lê Nhất thống chí". | Created by Simpo PDF Creator Pro unregistered version http Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Lê Đình Khanh SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA TAM QUỐC CHÍDIỄNNGHĨA VÀ HOÀNG LÊ NHẤTTHỐNG CHÍ _ A _ ___ _ LÊ ĐÌNH KHANH 1. Trong nghiên cứu văn học nhân vật nghệ thuật được xem là yếu tố trung tâm trong loại hình tự sự. Đây chính là một trong những yếu tố nghệ thuật khiến cho nhà văn tốn nhiều công nhất. Trong tác phẩm tự sự không có kiểu nhân vật chung chung mà bao giờ ở đó cũng lấp lánh những nét riêng hết sức thú vị. Nhân vật văn học không chỉ là nơi lưu dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn mang những quan niệm triết lí - đạo đức - thẩm mĩ của thời đại mà nó ra đời. Theo đó một trong những đặc điểm nổi bật là nhân vật trong văn học trung đại chủ yếu được miêu tả theo bút pháp ước lệ - tượng trưng tạo nên tính loại hình hoá cho nhân vật văn học. Miêu tả ngoại hình để khắc hoạ tính cách nhân vật là nét phổ biến của văn học trung đại. Đặc điểm này được bắt đầu từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất trình độ nhận thức và tư duy nghệ thuật của con người trung đại còn đơn giản mỗi cá nhân thường được nhận thức và đánh giá thông qua những phương diện hữu hình như chân dung hành động các nhà văn trung đại chưa chú ý thể hiện nét riêng của nhân vật thông qua các phương diện vô hình như nội tâm - tâm lí. Thứ hai do chịu ảnh hưởng của thuật tướng số - một quan niệm bói toán của người phương Đông cổ người ta tin rằng tính cách và số phận của mỗi cá nhân được bộc lộ ở hình thể bên ngoài nhìn vào hình thể có thể luận được tính cách và số phận của người đó. Quan niệm này chi phối rất lớn đến ngòi bút của các tác giả tiểu thuyết trung đại. Thứ ba quan niệm đạo đức chính - tà cổ xưa của dân gian cũng đã ảnh hưởng đến các nhà văn. Cho nên những nhân vật đại diện cho chính nghĩa thường là nơi hội tụ những gì đẹp nhất từ ngoại hình cho đến hành động tính cách . trái lại những nhân vật phản diện thì ngay từ diện mạo hình dáng bên ngoài đã phần nào .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN