tailieunhanh - Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế

Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế nhằm nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sự vô hiệu hóa của các nước trong thị trường mới nổi, khi các nước này tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. | Sự can thiệp vô hiệu hoá chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế 1 SỰ CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tóm tắt Abstract Trong tài liệu này tác giả đã nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sự vô hiệu hóa của các nước trong thị trường mới nổi khi các nước này tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thông qua các quốc gia và các thời kỳ khi ước lượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy của tài sản nước ngoài có được từ dòng thu của cán cân thanh toán tác giả đã phát hiện ra quy mô của sự vô hiệu hóa dòng thu dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây tăng lên với các mức độ khác nhau ở châu Á và châu Mỹ Latinh đúng với sự lo lắng ngày càng lớn về ảnh hưởng của lạm phát tiềm ẩn tới các dòng thu dự trữ và qua đó tác giả cũng nhận ra sự vô hiệu hóa phụ thuộc vào các thành phần của dòng thu từ cán cân thanh toán. 1. Giới thiệu Introdution Trong những năm cuối 1980 và đầu những năm 1990 các nước trong thị trường mới nổi đi theo sự tự do hóa và mở cửa tài chính với cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và chính sách tiền tệ độc lập nhưng một số nước vẫn bị khủng hoảng tài chính. Sau cuộc khủng hoảng này các nước trong thị trường mới nổi đã áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có quản lý song song với hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Trong mô hình mới này sự tích lũy dự trữ ngoại hối trở thành một thành phần quan trọng trong việc tăng cường tính ổn định. Chi phí của việc duy trì ổn định tiền tệ với mô hình mới này đòi hỏi phải tích lũy dự trữ ngoại hối và cùng với đó vô hiệu hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên sự tồn tại của chính sách hỗn hợp mới này cùng với hiệu quả của sự vô hiệu hóa bị đặt nhiều câu hỏi khi đứng trước mối e sợ về chi phí cơ hội của việc tích lũy dự trữ và bóp méo chi phí tài chính công. Trong tài liệu này tác giả tập trung quan tâm về quy mô của sự vô hiệu hóa bằng cách ước lượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy tài sản nước ngoài qua các thời kỳ thông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN