tailieunhanh - SKKN: Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lý lớp 4

Cũng như các môn học khác trong trường tiểu học, môn Lịch Sử và Địa Lí nói chung và Địa Lí lớp 4 nói riêng giúp học sinh hiểu được các sự vật, hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, có liên quan và ảnh hưởng đến con người, học môn Địa Lí không thể chỉ biết mà phải hiểu, giúp học sinh bước đầu giải thích được các hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh. Từ đó, hình thành ở các em vốn sống, vốn hiểu biết để mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lý lớp 4”. | I 1B111BIBIB 0 BIBIBIB 0 B 0 B 0 BIB B B I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DÊ DẠY VÀ HỌC TÔT MÔN OỊA. DÍ D ỔP 4 I LÍ DO ĐỀ TÀI Đe nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng nhằm giúp học sinh có ý thức tự học tự rèn luyện chủ động tìm tòi phát hiện và vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được. Như chúng ta đã biết tiểu học là bậc học nền tảng là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của các em. Chính vì vậy Luật giáo dục đã chỉ rõ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học môn học bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh . Qua thực tế giảng dạy nhà trường đã có những thuận lợi về cơ sở vật chất đồ dùng dạy học tài liệu tham giáo khoa nói chung sách Lịch sử và Địa lí lớp 4 nói riêng được biên soạn theo tinh thần đổi mới có tác dụng rất lớn trong việc hình thành khái niệm và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Sách giáo viên được biên soạn khá kĩ dẫn dắt tiến trình bài học giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch bài học. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình một số em còn thụ động trong giờ học ít tham gia phát biểu ý kiến dẫn đến sự lĩnh hội kiến thức của học sinh không đồng đều. Cụ thể trong HKI năm học 2010 - 2011 lớp 4 5 của tôi số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi môn Lịch sử và Địa lí là 62 9 trung bình là 31 4 còn lại là yếu chiếm 5 7 . lớp có sĩ số là 35 học sinh . Chính vì vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy học việc phát huy tính tích cực tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức tự hành động. Giáo viên biết cách tổ chức biết vận dụng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN