tailieunhanh - Bài giảng ngôn ngữ báo chí - CĐ Phát Thanh Truyền Hình 2

Hiện tồn tại nhiều quan điểm tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, trong đó nổi bật hai hướng sau: Hướng nghiên cứu các vấn đề lớn trong việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông. (Thống nhất về mặt chính tả, phiên âm, phương ngữ, ). | BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH 2 KHOA BÁO CHÍ BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Hệ cao đẳng QUAN ĐIỂM CHUNG 1. Hướng tiếp cận a. Hiện tồn tại nhiều quan điểm tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ báo chí trong đó nổi bật hai hướng sau - Hướng nghiên cứu các vấn đề lớn trong việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông. Thống nhất về mặt chính tả phiên âm phương ngữ . . Các phong cách tiếng Việt trên báo chí. - Hướng nghiên cứu ngôn ngữ báo chí trong tương quan với đặc trưng lọai hình. Người sọan đề cương bài giảng nhận thấy - Quan điểm 1 có thể được giải quyết trong học phần về Tiếng Việt thực hành hoặc là Cơ sở ngôn ngữ. - Hướng 2 phù hợp với đặc thù đào tạo của trường PTTH 2 hơn Thiên về đào tạo kỹ năng và chú trọng vào ngôn ngữ theo lọai hình - cụ thể là PT-TH Vì thế đề cương bài giảng đi theo hướng 2. Tài liệu tham khảo mà sinh viên có thể đọc ngòai bài giảng là cuốn Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai 2003. b. Cũng với đặc thù đào tạo của trường đề cương bài giảng của học phần này tập trung vào phần 2 - phần đặc trưng ngôn ngữ của từng lọai hình. Phần 1 - Khái quát ngôn ngữ báo chí chỉ đi sâu những đặc điểm chính lược bỏ những đặc điểm không rõ nét hoặc giao thoa chồng chéo hoặc quá trừu tượng. 2. Mục đích yêu cầu Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng của phương tiện truyền thông tin của từng lọai hình báo chí Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ của từng lọai hình báo viết báo nói báo hình Riêng ngôn ngữ báo trực tuyến đề nghị được dạy chung trong môn báo trực tuyến. Vì bản thân loại hình này mang tính tích hợp cao. Giúp sinh viên hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp và hiệu quả trong từng lọai hình báo chí. 3. Bài tập a. Dạng bài tập phân biệt ngôn ngữ viết của các loại hình b. Dạng bài tập nhận định đánh giá ngôn ngữ báo chí của từng loại hình. b. Dạng bài tập chuyển đổi ngôn ngữ lọai hình này sang ngôn ngữ lọai hình khác 4. Đánh giá - Điểm kiểm tra là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.