tailieunhanh - Chính sách quản lí và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời kỳ 1802 - 1858

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã ban hành khá nhiều chính sách quản lý và sử dụng gạo ở Việt Nam. Ðiều này một mặt thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn đến đời sống của người dân, mặt khác nhằm duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. Sự xiết chặt các hoạt động buôn bán gạo của triều Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, hạn chế sự giao thương giữa Việt Nam với quốc tế, và làm cho triều Nguyễn ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 29 số 1 2013 50-58 Chính sách quản lí và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời kỳ 1802 - 1858 Trần Viết Nghĩa Khoa Lịch Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 1 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 2 năm 2013 chấp nhận đăng ngày 19 tháng 3 năm 2013 Tóm tắt Trong nửa đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn đã ban hành khá nhiều chính sách quản lý và sử dụng gạo ở Việt Nam. Điều này một mặt thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn đến đời sống của người dân mặt khác nhằm duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. Sự xiết chặt các hoạt động buôn bán gạo của triều Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hạn chế sự giao thương giữa Việt Nam với quốc tế và làm cho triều Nguyễn ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Từ khi ra đời năm 1802 cho tới khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 triều Nguyễn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp. Tuy có những chính sách khuyến nông như đắp đê nạo vét kênh mương khai hoang ban cấp quân điền nhưng triều Nguyễn vẫn không thể nào ngăn cản được đà lao dốc của nông nghiệp. Ngành kinh tế trụ cột rơi vào khủng hoảng đã tác động dây chuyền đến toàn bộ hệ thống kinh tế chính trị xã hội đối ngoại và an ninh quốc phòng của đất nước. Trong tình cảnh này triều Nguyễn đã tìm mọi cách quản lý và sử dụng gạo nhằm đảm bảo an sinh xã hội và duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. 1. về quản lý gạo . Định đơn vị đo lường và giá gạo Ve đơn vị đo lường Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã lệnh cho Bộ Hộ sớm xác định đơn vị đo lường gạo để thuận tiện cho việc quản lý. Những vật dụng đo lường gạo chính thức của triều Nguyễn là phương hộc thăng bát và cân. Năm 1805 vua Gia Long đưa ra quy định mức chuẩn như sau 1 phương gạo là 13 thăng bằng 30 bát làm mức 1 636 . Trong các năm tiếp theo các vật dụng và đơn vị đo lường gạo dần hoàn thiện. Tuy nhiên mức quy định vua Gia

TÀI LIỆU LIÊN QUAN