tailieunhanh - Quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”

Những luận giải của về sự ra đời của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ duy nhất là đảm bảo các quyền con người, trong đó quan trọng nhất là quyền sở hữu tài sản do lao động đem lại. Bài viết đi sâu nghiên cứu quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 2012 166-172 Quan niệm của J. Locke về quyền sở hữu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền Nguyễn Thị Thanh Huyền Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2012 Tóm tắt Trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền J. Locke đưa ra quan niệm về các quyền tự nhiên của con người như quyền tự do bình đẳng và quyền tư hữu. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản do lao động tạo ra. Locke bắt đầu từ một tiền đề không ai có thể phủ nhận là con người có quyền sở hữu đối với lao động của chính mình. Vì vậy khi con người dùng lao động của mình để tạo ra sản phẩm thì nó sẽ thuộc về anh ta và điều đó bắt đầu sự sở hữu. Theo Locke quyền sở hữu là sở hữu mà người ta có đối với cá nhân con người họ cũng như những tài sản của họ. Việc tích lũy tài sản do lao động tạo ra cũng phải có giới hạn. Để giải quyết vấn đề này cần có lưu thông tiền tệ. Chính tiền tệ khiến việc tích lũy không bị lãng phí hay hư hỏng như khi tích lũy hàng hóa. Mục đích của nhà nước là bảo vệ và bảo đảm quyền tự do và sở hữu do lao động của con người tạo ra. Nếu nhà nước không thực hiện được nhiệm vụ đó thì nhân dân có quyền thiết lập nhà nước mới trên cơ sở khế ước xã hội. J. Locke 1632 - 1704 nhà triết học chính trị học người Anh người có ảnh hưởng đến cả cuộc cách mạng Mỹ lẫn cách mạng Pháp. Ông để lại cho loài người nhiều tác phẩm có giá trị trong đó phải kể đến Hai khảo luận về chính quyền. Đây là các tác phẩm triết học chính trị của J. Locke lĩnh vực gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng chính trị phương Tây. Trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền ông cho rằng con người có các quyền tự nhiên là quyền tự do quyền bình đẳng và quyền tư hữu. Đó là những quyền bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người không ai có thể thay đổi được. Những luận giải của về sự ra đời của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ duy ĐT

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.