tailieunhanh - Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam

Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống, bài viết trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện quyền sở hữu đất đai của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Ðặc biệt, bài viết đi sâu phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức, xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện quyền sở hữu, sử dụng đất đai cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền sở hữu đất đai ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng kể từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954) đến nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 29 số 1 2013 1-16 ______________NGHIÊN CỨU_____________________ về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam Nguyễn Văn Khánh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 1 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 2 năm 2013 chấp nhận đăng ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tóm tắt Ở mọi quốc gia đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai ruộng đất càng là tài sản quí hiếm có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đất đai việc xác lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia. Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống bài viết trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện quyền sở hữu đất đai của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Đặc biệt bài viết đi sâu phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện quyền sở hữu sử dụng đất đai cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền sở hữu đất đai ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng kể từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc 1954 đến nay trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những bất cập hiện nay tạo điều kiện ổn định tình hình xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh tế - xã hội đất nước. Muốn nói đến quyền sở hữu ruộng đất hay đất đai nói chung trước hết cần phải làm rõ và hiểu đúng nội hàm của khái niệm này. Trong kinh tế - chính trị học quyền sở hữu là một phạm trù cơ bản chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải tài sản. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. ĐT 84- 4-38584334 E-mail

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.