tailieunhanh - SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý khoa Bổ túc văn hóa tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai

Việc quản lý học sinh ở độ tuổi THPT đòi hỏi phải cần đến sự kiên nhẫn, mềm dẻo, nhưng phải cương quyết đối với các trường hợp bất trị. Đồng thời để giáo dục các em, chúng ta phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Nâng cao hiệu quả quản lý khoa Bổ túc văn hóa tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai”. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHOA BỔ TÚC VĂN HÓA TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP- HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI au au MU au MU au MU au MU au MU au MU au MU au au I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Khoa Bổ Túc Văn Hóa của Trung Tâm KTTH- Hướng Nghiệp Tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ quản lý học viên đang theo học các lớp trung cấp nghề hệ ba năm về việc bổ sung thêm kiến thức một số bộ môn văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để từ đó sau ba năm theo học ở đây các em có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và học nâng cao trình độ của mình ở các trường Cao Đẳng Đại học. Tuy số lượng học viên trong khoa ít hơn nhiều so với các trường BTVH khác nhưng công việc quản lý toàn diện trong khoa đòi hỏi người được phân công phụ trách phải thường xuyên trao dồi học hỏi kinh nghiệm những cán bộ quản lý tại trung tâm và ở các đơn vị khác. Bản thân tôi đã từng là giáo viên giảng dạy trong khoa BTVH từ năm 1998 và được phân công quản lý khoa từ năm 2006 đến nay tôi đã học được một số kinh nghiệm qua công việc này. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng tôi mong được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và nhận được nhiều góp ý để tôi có thể tiến bộ hơn nữa trong thời gian sau này. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Co sở lý luân Về tâm lý lứa tuổi Lứa tuổi học sinh vào học trung cấp nghề và bổ túc văn hóa THPT tại trung tâm hiện nay chủ yếu có độ tuổi từ 16 đến 18 lứa tuổi vị thành niên. Ớ lứa tuổi này các em có sự phát triển mạnh về thể chất và thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Nhiều học sinh rất hăng hái trong mọi hoạt động chăm ngoan nghe lời thầy cô nhưng ngược lại một số không ít học sinh tỏ ra ngang bướng dễ nổi cáu ù lì lười biếng và có những hành động không kiểm soát được bản thân. Các em hình như muốn tự khẳng định mình muốn mọi người coi mình là người lớn. Do vậy nếu không nắm được tâm lý lứa tuổi thì việc giáo dục các em không đạt kết quả như mong đợi. Về giao tiếp xã hội học sinh ở lứa tuổi này có nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất lớn muốn thể hiện mình qua nhiều hoạt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN