tailieunhanh - Bài giảng Giới thiệu một số nội dung của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử đại biểu HĐND - Nguyễn Phương Tuấn

Bài giảng Giới thiệu một số nội dung của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử đại biểu HĐND trang bị cho các bạn những kiến thức về sự cần thiết ban hành, nội dung, hiệu lực của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử đại biểu HĐND. | GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐBQH VÀ LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND Nguyễn Phương Tuấn Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử VPQH I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - Thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước. - Đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý của hệ thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND cùng một ngày sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập trong quá trình bầu cử (giải quyết khó khăn đối với một số địa phương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường). Đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành thuận lợi, tiết kiệm, an toàn, dân chủ và đúng pháp luật. II. NỘI DUNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐBQH VÀ LUẬT BẦU CỬ HĐND Cấu trúc nội dung của luật sửa đổi, bổ sung có 4 điều gồm: - Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH. - Điều 2 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củ Luật Bầu cử đại biểu HĐND. - Điều 3 quy định về việc sửa đổi tên gọi các tổ chức phụ trách bầu cử. - Điều 4 quy định về hiệu lực thi hành. Các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung: Phạm vi sửa đổi 2. Khu vực bỏ phiếu và số lượng cử tri trong mỗi khu vực bỏ phiếu (Điều 12 của Luật bầu cử ĐBQH, Điều 13 của Luật bầu cử đại biểu HĐND). 3. Về các tổ chức phụ trách bầu cử a) Về Hội đồng bầu cử (Điều 14 của Luật bầu cử ĐBQH, Điều 15a của Luật bầu cử đại biểu HĐND) b) Về các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương + Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 16 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân). + Ban bầu cử (Điều 16 và 82 của Luật bầu cử ĐBQH, khoản 1 Điều 17 và Điều 70 của Luật bầu cử đại biểu HĐND). + Tổ bầu cử (Điều 17 và Điều 83 của Luật bầu cử ĐBQH, Điều 18 và Điều 71 của Luật bầu cử đại biểu HĐND). 4. Về số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội (Điều 46 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội). 5. Về thời gian bầu cử (Điều 57 của Luật bầu cử ĐBQH, Điều 48 của Luật bầu cử đại biểu HĐND). 6. Về trường hợp hoãn hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định (Điều 55 của Luật bầu cử ĐBQH, Điều 54 của Luật bầu cử đại biểu HĐND). 7. Sửa đổi thống nhất quy định về mẫu thẻ cử tri, phiếu bầu (điểm e, khoản 2 Điều 14; khoản 2 Điều 15; điểm d, khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Bầu cử ĐBQH; điểm d khoản 2 Điều 15a; điểm h khoản 3 Điều 16 Luật Bầu cử ĐB HĐND) 8. Về thời gian bầu cử (Điều 57 của Luật bầu cử ĐBQH và Điều 48 Luật Bầu cử đại biểu HĐND). 9. Về trường hợp hoãn hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định ( Điều 55 Luật Bầu cử ĐBQH và Điều 54 Luật bầu cử đại biểu HĐND). 10. Ngoài ra, còn có một số nội dung được sửa đổi như: - Thống nhất về cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn (sửa đổi Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân). - Về số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. - Về thời hạn niêm yết danh sách cử tri, thời gian giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, mẫu biên bản bầu cử, việc gửi biên bản, phiếu bầu và trình tự, thủ tục trong ngày bỏ phiếu (sửa đổi, bổ sung các Điều 17, 25, 26, 57, 58, 60 bg 68 Luật bầu cử ĐBQH và Điều 18, 51 Luật bầu cử đại biểu HĐND). III. HIỆU LỰC CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 cũng đáp ứng yêu cầu của thời gian dự kiến công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là vào cuối tháng 01 năm 2011. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
46    234    7
TỪ KHÓA LIÊN QUAN