tailieunhanh - Ebook Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục: Phần 2

Phần 2 trình bày về vấn đề tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Những nội dung chính trong phần này: Tầm quan trọng của việc tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục; mối quan hệ gia đình, nhà trường và cộng đồng từ thực tế địa phương; một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. . | Phần 2 TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục Mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển cộng đồng. Đây là mối quan hệ tác động qua lại. GIA ĐÌNH (1) NHÀ TRƯỜNG (2) XÃ HỘI (3) Phần 2: Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI NHẰM THÚC ĐẨY XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC GIÁO DỤC Trong xu thế xã hội hoá giáo dục hiện nay, xã hội, mà trước hết là gia đình và cộng đồng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. (1) Truyền thống gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách học sinh. Gia đình là nơi hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách trẻ em. Việc giáo dục của gia đình bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Gia đình là chiếc cầu nối trẻ em với nhà trường và xã hội, là nơi nuôi dưỡng, giáo dục, giúp các thành viên trong gia đình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt là trẻ em, để các em vừa có sức khoẻ, có đạo đức, tri thức và văn hoá. 25 Phần 2: Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục Do đó, gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục trẻ trở thành người hoàn thiện, có ích cho xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là điều rất cần thiết. Thông qua mối quan hệ với nhà trường, các bậc cha mẹ có thể nắm được tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của con em mình, từ đó giúp phát huy những điểm mạnh, uốn nắn, khắc phục điểm yếu với mục đích cuối cùng là giúp các em phát triển toàn diện. (2) Nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.