tailieunhanh - SKKN: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý
Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn. Với những phương pháp sau đây sẽ giúp các bạn có thể giúp các em hứng thú hơn về môn Địa lý này. | w ftffflh pftfawfygfflf fflgfflfamftDjrfiF SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý GV Dương Thị Dung Trang 1 Trường THCS Phan Bội Châu Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý LỜI NÓI ĐẦU Chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng HSG cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió một sự thay đổi tiết trời một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc cây không trổ bông. Có đồng nghiệp nói với tôi rằng Học sinh giỏi chỉ là thiên bẩm . Là người trực tiếp giảng dạy đã nhiều năm ở phổ thông với tôi không nghĩ như vậy. Năng khiếu và tri thức văn hóa nói chung phải được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân. Người thầy phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất người quản lí là nguồn động lực tiếp sức định hướng cho cả thầy và trò. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của nghành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện có phẩm chất năng lực có tri thức và kỹ năng có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng người giáo viên phải dày công nghiên cứu trang bị cho học sinh về phương pháp học tập về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa .
đang nạp các trang xem trước