tailieunhanh - Tiểu luận: Chính sách văn hóa dân dộc ở vùng Bắc Trung Bộ, thực trạng và giải pháp

Tham khảo tiểu luận chính sách văn hóa dân dộc ở vùng Bắc Trung Bộ chúng ta biết được vấn đề dân tộc mà trong đó trước hết là vấn đề ngôn ngữ văn hóa các dân tộc đã, đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng của đất nước ta. Thực trạng và giải pháp về hiện tượng song ngữ của dân tộc vùng bắc Trung Bộ là một nhiệm vụ thực sự cấp bách, vừa là một công việc không ít khó khăn. | LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống vì thế vấn đề dân tộc mà trong đó trước hết là vấn đề ngôn ngữ văn hóa các dân tộc đã đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng của đất nước ta. Vì thế có một chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc hợp lí là một nhiệm vụ thực sự cấp bách một công việc không ít khó khăn. Bởi lẽ các dân tộc rất đa dạng về mặt dân số trình độ phát triển xã hội không đồng đều nhau điều kiên tự nhiên nơi các dân tộc cư trú lại rất khác nhau. Trong khi đó mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Nhà nước ta đòi hỏi các dân tộc phải phát triển như nhau. Đây cũng chính là nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách cũng như việc thực thi các nhiệm vụ để hiện thực hóa chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của xã hội và là công cụ tư duy của con người. Cho đến hiện nay và trong tương lai không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển văn hóa của từng cá nhân con người trong một tập thể trong một dân tộc. Xuất phát từ vai trò có ý nghĩa to lớn ấy chính sách văn hóa dân tộc cần phải được quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt góp phần nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này người viết lựa chọn đề tài Chính sách văn hóa dân dộc ở vùng Bắc Trung Bộ thực trạng và giải pháp Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin căn cứ vào một số quan điểm trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng 12-1986 đặc biệt là những vấn đề lý luận và từ thực tiễn công tác văn hóa dân tộc ở nước ta. Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi vùng văn hóa Bắc Trung Bộ. Do điều kiện về thời gian về tài liệu cũng như trình độ hiểu biết vấn đề của người viết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô và bạn đọc để tiểu luận này được hoàn thiện hơn DUNG CHÍNH đề song ngữ ở Việt Nam .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN