tailieunhanh - Ngữ văn lớp 10 tuần 24: Chuyện chức phán sự đến Tản Viên - Bài giảng
Chuyện chức phán sự đến Tản Viên thuộc thể văn xuôi trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện, hai âm dương có sự tương quý thầy cô cùng tham khảo bài giảng. | CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN NHÓM 2 _ LỚP 10A6 BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 TiỂU DẪN: 1. Tác giả: Bạn biết gì về Nguyễn Dữ? Nguyễn Dữ (hay là Nguyễn Tự) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông) từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật. Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Truyền kì là gì? Là một thể lọai văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể lọai. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, ngừơi đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả. 3. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm | CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN NHÓM 2 _ LỚP 10A6 BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 TiỂU DẪN: 1. Tác giả: Bạn biết gì về Nguyễn Dữ? Nguyễn Dữ (hay là Nguyễn Tự) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông) từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật. Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Truyền kì là gì? Là một thể lọai văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể lọai. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, ngừơi đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả. 3. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ, và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào phụ nữ, thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung đồng thời khẳng định quan niệm sống “Lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, là một tuyệt tác của thể lọai truyền kì được Vũ Khâm Lân (TK XVII) khen tặng là “thiên cổ tùy bút”. Tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng nước ngòai và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các
đang nạp các trang xem trước