tailieunhanh - Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT24
Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề sắp tới, mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT24 sau đây. Tài liệu hữu ích cho giáo viên và sinh viên nghề Nguội sửa chữa máy công cụ cùng những ai quan tâm đến vấn đề trên. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT24 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Trình bày mục đích của việc bôi trơn trong máy? Đáp án : Mục đích của việc bôi trơn trong máy: - Giảm ma sát gây mài mòn. - Giải nhiệt các bộ phận chuyển động do ma sát. - Giảm ồn và hạn chế sự va đập. - Làm kín các khe hở của bộ phận máy. - Ngăn bụi xâm nhập làm nhiễm bẩn bề mặt tiếp xúc trên máy. - Chống rỉ sét và ăn mòn bề mặt kim loại. 2 điểm 2 Trình bày cấu tạo (vẽ hình), nguyên lý làm việc của cơ cấu bánh cóc? ĐÁP ÁN. a. Cấu tạo b. Nguyên lý làm việc: Thiết bị phanh cóc gồm bánh cóc 1 lắp trên trục 2 của cơ cấu bằng then và con cóc 3 có trục 4 lắp tren phần cố định của cơ cấu .Con cóc 3 ăn khớp với các răng của bánh cóc 1 và chỉ cho phép trục 2 của cơ cấu quay theo chiều nâng .Để hạ vật cần nhấc con cóc ra khỏi răng bánh cóc .Để đảm bảo con cóc ăn khớp với răng của bánh cóc có thể dùng lò xo hoặc đối trọng để tạo lực nén con cóc vào răng của bánh cóc. Vậy để phanh làm việc được, phải thỏa mãn điều kiện sau .Vị trí tâm trục con cóc phải đặt sao cho góc tạo bởi các đường thẳng kẻ từ tâm trục của con cóc và tâm bánh cóc tới điểm tiếp xúc giữa con cóc và bánh cóc là vuông góc. Bánh cóc thường được đặt trên trục có cơ cấu có momen xoắn nhỏ để đảm bảo kính thước nhỏ gọn và chịu lực nhỏ. 2 điểm 3 Trình bày các nguyên nhân gây mất áp trong hệ thống thủy lực phương pháp phát hiện và loại bỏ hỏng hóc ? ĐÁP ÁN Các nguyên nhân gây mất áp p p phát hiện và loại bỏ hỏng hóc Bơm không đưa dầu vào hệ thống do các nguyên nhân: - Bơm quá cũ, bị mòn hoặc hở - Trục quay không đúng chiều - Trục bơm bị gãy - Độ nhớt dầu quá cao -bTrục quay quá chậm - Kiểm tra năng suất của bơm ở trạng thái có tải và không tải, nếu cần thì thay bơm mới. - Đấu lại nguồn điện cấp cho động cơ bơm. - Thay trục. - Thay dầu có độ nhớt phù hợp. - Tăng tốc độ động cơ. Van an toàn bị kẹt : - Con trượt bị kẹt. - Chảy dầu trong đường ống xả - Có vật lại kẹt tại mặt tiếp xúc của bi chặn. - Mặt dẫn bi bị lõm làm kẹt bi và dò dầu - Độ căng của lò xo bị yếu. - Van an toàn điều chỉnh tới mức áp suất thấp hơn yêu cầu. - Tháo và bảo dưỡng con trượt. - Thay ống, hoặc sửa chữa. - Tháo và làm sạch đế gá bi. - Làm lại mặt dẫn hoăc thay thế. - Điều chỉnh lực căng hoăc thay lò xo mới. - Chỉnh lại van an toàn tới áp suất yêu cầu. 2 điểm Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ., ngày tháng năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
đang nạp các trang xem trước