tailieunhanh - Ebook Câu chuyện dòng sông: Phần 2

| Câu Chuyện Dòng Sông Hermann Hesse Chương 6 Giữa xã hội Tất Đạt tìm đến Vạn Mỹ người thương gia và được chỉ vào một biệt thự giàu có. Gia nhân đưa chàng qua những tấm thảm rộng vào một phòng ở đấy chàng ngồi đợi chủ nhà. Vạn Mỹ đi vào ông ta là người hoạt bát dẻo dai tóc hoa râm đôi mắt thông minh khôn khéo và cái miệng đầy nhục cảm. Chủ khách thân mật chào nhau. Người thương gia bắt đầu -Tôi được nghe nói ngài là một người Bà La Môn học thức nhưng muốn đi tìm việc với một thương gia. Vậy ngài túng thiếu lắm sao nên đi kiếm việc làm. Tất Đạt trả lời - Không tôi không thiếu và chẳng bao giờ thiếu gì. Tôi đến từ những vị Sa Môn mà tôi đã chung sống từ lâu. - Nếu ngài ở trong đoàn Sa Môn làm sao ngài lại không thiếu thốn. Các vị Sa Môn há không hoàn toàn vô sản. - Tôi không có gì cả - Tất Đạt nói - hiểu theo ý ông. Dĩ nhiên là tôi vô sản nhưng do tôi tự nguyện vì thế tôi không thiếu thốn. - Nhưng làm sao ngài sống nếu không có tài sản. -Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy thưa ông. Tôi không có gì cả đã gần ba năm nay nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phải sống bằng cách nào. - Nghĩa là ngài sống trên tài sản của kẻ khác. - Bề ngoài thì như thế. Người thương gia cũng sống trên tư hữu của kẻ khác. - Cũng đúng nhưng người thương gia không lấy không. Họ cho lại hàng hóa của họ để trao đổi. - Điều đó thành như định luật. Mọi người đều có cho có nhận. Cuộc đời là như vậy. - Ồ nhưng nếu ngài không có gì thì làm sao mà cho. - Mỗi người cho cái mà mình có. Người lính cho sức mạnh người thương gia cho hàng hoá người thầy cho kiến thức người làm ruộng cho lúa người chài lưới cho cá. - Phải lắm nhưng ngài có thể cho gì. Ngài đã học được gì để cho. - Tôi có thể suy tư chờ đợi và nhịn đói. - Chỉ có thế. - Tôi nghĩ chỉ có thế. - Nhưng những thứ ấy dùng để làm gì. Ví dụ như nhịn ăn để làm gì. Trang 28 66 http Câu Chuyện Dòng Sông Hermann Hesse - Nó có giá trị lớn lắm thưa ông. Khi một người không có gì để ăn nhịn đói là điều khôn ngoan nhất. Chẳng hạn nếu tôi không học