tailieunhanh - Âm cuối của âm Hán Việt trung cổ

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hán cho rằng trong tiếng Hán trung cổ có 3 cặp âm cuối là: [-ŋ] [-k], [-n] [-t] và [-m] [-p]. Học giả Nhật Bản Mantaro Hashimoto và học giả Trung Quốc Tuyết Phụng Sinh lại cho rằng ngoài 3 cặp âm cuối này trong tiếng Hán trung cổ còn một cặp âm cuối mặt lưỡi [-ŋ] [-c]. Bài viết sau đây bác bỏ quan điểm của 2 học giả này từ góc độ nghiên cứu âm Hán Việt. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Ngoại ngữ 25 2009 118-126 Âm cuối của âm Hán Việt trung cổ Nguyễn Đình Hiền Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 10 năm 2008 Tóm tắt. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hán cho rằng trong tiếng Hán trung cổ có 3 cặp âm cuối là -J -k -n -t và -m -p . Học giả Nhật Bản Mantaro Hashimoto và học giả Trung Quốc Tuyết Phụng Sinh lại cho rằng ngoài 3 cặp âm cuối này trong tiếng Hán trung cổ còn một cặp âm cuối mặt lưỡi -J -c . Bài viết của chúng tôi bác bỏ quan điểm của 2 học giả này từ góc độ nghiên cứu âm Hán Việt. Các tác giả Đẳng vận đồ thời Tống Nguyên căn cứ vào nguyên tắc âm cuối giống nhau nguyên âm chính gần nhau đã sắp xếp cổ âm - chủ yếu là hệ thống vận mẫu của Quảng vận thành các loại chính. Thường là quy nạp 206 vận của Quảng vận thành 16 loại lớn chính là 16 nhiếp 1 . Do vậy khi phân tích âm cuối của âm Hán Việt sau đây viết tắt là HV chúng ta phải dựa vào các nhiếp. Chúng ta phải kiên định nguyên tắc những chữ thuộc cùng một nhiếp thì âm cuối hoàn toàn giống nhau. Âm cuối các nhiếp của âm HV trung cổ đại thể như sau Bảng 1 . Âm cuối của âm HV trung cổ về cơ bản giống như âm cuối của hệ thống âm vận thời Thiết vận . Có một chút thay đổi song đều có lý do của nó. Nhất nhị đẳng khai hợp khẩu của nhiếp giải đều có âm cuối -i nhưng tam tứ đẳng bất kể là khai khẩu hay hợp khẩu đều không có âm cuối -i song có một số chữ ngoại lệ có âm cuối -i ví dụ như wffi tây tỶi1 fà tẩy tỶi3 ải ai3 . Ngoài ra một số chữ âm HV trung cổ không có âm cuối -i nhưng âm HV thượng cổ có âm cuối -i ví dụ như âm HV trung cổ của các chữ H là lễ le4 thế t e5 và tuế tue5 nhưng âm HV thượng cổ của các chữ này là lạy lai6 thay tai1 và tuổi tuoi3 . Do vậy chúng tôi cho rằng nhiếp giải vốn có âm cuối -i . Các học giả khi xây dựng lại hệ thống âm vị của Thiết vận thường cho rằng nhiếp giải có âm cuối -i song có một số học giả lại cho rằng vận giai QỀ của nhiếp giải .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.