tailieunhanh - Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng

Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông sinh tại Hải Dương, nhưng quê quán ở Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). | Trần Quốc Vượng Trần Quốc Vượng 12 tháng 12 năm 1934 - 8 tháng 8 năm 2005 là một giáo sư nhà sử học nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông sinh tại Hải Dương nhưng quê quán ở Lê Xá huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội . 1956-1980 ông là Cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam Khoa Sử Đại học Tổng hợp 1959 ông là Trưởng nhóm Trưởng môn Khảo cổ học Khoa Sử Đại học Tổng hợp 1980-1993 ông là Giáo sư Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học Khoa Sử Đại học Tổng hợp 1989-2005 ông trở thành Nhà giáo Ưu tú Giám đốc Trung tâm Liên Văn hoá - Lịch sử Khoa Sử Đại học Tổng hợp 1993-1996 Trưởng môn Văn hoá học Đại học Đại cương Đại học Quốc gia Hà Nội 1993-1996 Trưởng ngành Du lịch học Đại học Tổng hợp 1996-2005 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hoá Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày 22 tháng 9 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ hơn ông gần 30 tuổi sinh năm 1963 . Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu. Ông được xem là một trong tứ trụ Lâm Lê Tấn Vượng tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm Phan Huy Lê Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông 1 đó là chuyện huyền thoại có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960 khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950 ba ông Lâm Lê Vượng học cùng khoá còn ông Tấn học sau thủ khoa năm 1957 . Sau đó theo lệnh của khoa ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử vì sau năm 1954 khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0 không có một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 - 1960 cùng với sự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN