tailieunhanh - Đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản Nga xung quanh cuộc chiến Nga-Gru-dia

Bài báo này chỉ phân tích những đặc trưng ngôn ngữ, từ vựng - ngữ nghĩa trong các trích đoạn tuyên bố, phỏng vấn, phân tích của những chính khách nổi tiếng, trước hết là Tổng thống Nga Đmi-tri Med-ve-đép và Thủ tướng Nga Vla-di-mia Pu-tin và các nhà bình luận nổi tiếng trên thế giới. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Ngoại ngữ 25 2009 7-14 Đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản Nga xung quanh cuộc chiến Nga-Gru-dia Nguyễn Quý Mão Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 10 năm 2008 Tóm tắt. Đêm ngày 7 tháng 8 Gru-dia huy động các lực lượng tấn công lớn trên không và trên mặt đất nhằm giành lại sự kiểm soát vùng Nam Ô-xét-chia buộc cho Nga phải gủi xe tăng và binh lính vào cuộc chiến. Ngày 12 tháng 8 Nga tuyên bố chấm dứt chiến dịch sau khi đã buộc Gru-dia phải chấp nhận hoà bình. Cuộc xung đột vũ trang đã là đề tài nóng bỏng cho các Hãng thông tấn ti vi báo chí trên toàn thế giới. Tiếng Nga đã được sử dụng chính xác hữu hiệu để trình bày quan điểm chính thống của Nga về cuộc chiến về mối quan hệ của Nga NATO và Hoa Kỳ. Bài viết này nhằm phân tích các đặc điểm ngôn ngữ Nga trong các phát biểu trả lời phỏng vấn của các chính khách nổi tiếng. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã 1991 14 nuớc Cộng hoà đã tách khỏi Liên bang trở thành các Quốc gia độc lập. Khoảng 22 triệu người Nga vốn đang sinh sống tại các nước cộng hoà trên mắc kẹp tại đó và trở thành cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga. Cùng với sự tan rã của Liên Xô các khuynh hướng li khai chủ nghĩa dân tộc khuynh hướng bài Nga thân phương Tây ngày càng phát triển gây căng thẳng giữa Liên bang Nga và một số nước vốn thuộc Liên bang Xô Viết trước đây điển hình là U-cra-ina Gru-dia và một số nước cận biển Ban-tích. Các nước Cộng hoà Nam Ô-xét-chia Áp-kha-dia và Ád-ra-dia vốn được hưởng quyền tự trị đặc biệt từ thời Liên Xô. Sau nhiều tranh cãi kể cả xung đột vũ trang Cộng hoà Ád-ra-dia đã ĐT 84-4-37549954. E-mail maonguyenquy@ trở về trong lòng Gru-dia. Còn hai nước còn lại vẫn dứt khoát đòi độc lập và tách ra khỏi Gru-dia. Tại hai nước Cộng hoà này mà thủ phủ là thành phố Xu-khu-mi nơi trước đây đã từng có nghiên cứu sinh Việt Nam theo học về các ngành trồng và chế biến chè. và thành phố Tsưn-va-li phần đông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
37    142    0    29-04-2024
41    122    0    29-04-2024
24    109    0    29-04-2024
11    112    0    29-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.