tailieunhanh - Khảo sát thực trạng việc sử dụng dạng thức trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận trong kiểm tra tiếng Pháp ở trung học phổ thông khu vực phía Bắc Việt Nam

Bài viết này tập trung mô tả và phân tích thực trạng việc sử dụng dạng thức trắc nghiệm khách quan/trắc nghiệm tự luận trong kiểm tra tiếng Pháp ở 06 trường trung học phổ thông (THPT) khu vực phía Bắc Việt Nam để tìm ra những tồn tại, đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm sử dụng hợp lí tối ưu các dạng thức này trong kiểm tra ngoại ngữ ở THPT, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Nghiên cứu Nước ngoài Tập 30 số 1 2014 42-54 Khảo sát thực trạng việc sử dụng dạng thức trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận trong kiểm tra tiếng Pháp ở trung học phổ thông khu vực phía Bắc Việt Nam Đỗ Quang Việt Trung tâm NCGDNN ĐBCL Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 31 tháng 1 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 3 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2014 Tóm tắt Với tư cách là một bộ phận cấu thành và có tác động phản hồi tới quá trình dạy-học kiểm tra đánh giá KTĐG bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại mục tiêu KTĐG chuẩn kiến thức và kĩ năng các hoạt động KTĐG các dạng thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trắc nghiệm tự luận cấu trúc thời lượng độ tin cậy tính giá trị hệ số điểm trọng số điểm các bài kiểm tra . Bài viết này tập trung mô tả và phân tích thực trạng việc sử dụng dạng thức trắc nghiệm khách quan trắc nghiệm tự luận trong kiểm tra tiếng Pháp ở 06 trường trung học phổ thông THPT khu vực phía Bắc Việt Nam để tìm ra những tồn tại đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm sử dụng hợp lí tối ưu các dạng thức này trong kiểm tra ngoại ngữ ở THPT phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam. Từ khóa Đánh giá ĐG kiểm tra KT kiểm tra đánh giá KTĐG trắc nghiệm khách quan TNKQ trắc nghiệm tự luận TNTL kiểm tra thường xuyên KTTX kiểm tra định kì KTĐK . 1. Đặt vấn đề Tiếp theo bài viết Khảo sát thực trạng các hoạt động kiểm tra tiếng Pháp ở trung học phổ thông khu vực phía Bắc Việt Nam 1 bài viết này là công bố thứ hai kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ KHCN cấp ĐHQGHN trọng điểm mã số do TS. Đỗ Quang Việt là chủ trì đề tài. Đề tài đã ĐT. 84-903249821 Email quangvietdo@yahoo được nghiệm thu cấp ĐHQGHN ngày 25 05 2012. Mục đích của bài viết là tìm lời giải đáp cho giả thuyết khoa học Tỉ trọng sử dụng dạng thức TNKQ TNTL chưa hợp lí và chưa thống nhất trong các bài KT ngoại ngữ ở THPT là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN