tailieunhanh - Quốc tế học trong mối quan hệ với giáo dục ngoại ngữ: cơ sở lý thuyết, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Bài viết bắt đầu bằng việc trình bày những tác động của trào lưu toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ để nêu lên sự cần thiết phải có những thay đổi trong chương trình giáo dục ngoại ngữ. Phần tiếp theo là những gợi ý về phương pháp tiếp cận nội dung quan hệ quốc tế trong mối quan hệ với chương trình Cử nhân ngành Ngoại ngữ của các trường đại học chuyên ngữ. Cuối cùng là những đề xuất về phương pháp nghiên cứu quốc tế học trong các trường đại học chuyên ngữ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Ngoại Ngữ 28 2012 168-178 Quốc tế học trong mối quan hệ với giáo dục ngoại ngữ cơ sở lý thuyết phạm vi và phương pháp nghiên cứu Lê Văn Canh Phòng Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận bài 14 tháng 3 năm 2012 Nhận đăng 13 tháng 8 năm 2012 Tóm tắt. Tuy quốc tế học từ lâu đã là một ngành khoa học nhưng việc đưa quốc tế học vào chương trình giáo dục ngoại ngữ vẫn còn là một vấn đề còn rất mới mẻ cả trên thế giới và trong nước. Bài viết này trình bày quan điểm của tác giả về sự cần thiết đưa nội dung quốc tế học vào chương trình giáo dục ngoại ngữ bậc Cử nhân của các trường đại học chuyên ngữ ở nước ta. Bài viết bắt đầu bằng việc trình bày những tác động của trào lưu toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ để nêu lên sự cần thiết phải có những thay đổi trong chương trình giáo dục ngoại ngữ. Phần tiếp theo là những gợi ý về phương pháp tiếp cận nội dung quan hệ quốc tế trong mối quan hệ với chương trình Cử nhân ngành ngoại ngữ của các trường đại học chuyên ngữ. Cuối cùng là những đề xuất về phương pháp nghiên cứu quốc tế học trong các trường đại học chuyên ngữ. Từ khóa quốc tế học giáo dục ngoại ngữ phương pháp nghiên cứu quốc tế hóa. Dẫn nhập Xu thế toàn cầu hóa đã và đang đặt ra những thách thức mới cho giáo dục ngoại ngữ đòi hỏi những thay đổi căn bản về nội dung và phương pháp giáo dục ngoại ngữ. Sự xuất hiện của cụm từ giáo dục ngoại ngữ hay giáo dục ngôn ngữ thứ hai second language education trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng để thay thế cho cụm từ dạy ngoại ngữ đã hàm chứa sự thay đổi đó. Mục tiêu của giáo dục ngoại ngữ trong thế kỷ 21 không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho người học những kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ hay kiến thức ngôn ngữ của ngoại ngữ đang học như ngữ âm ngữ pháp từ vựng mà còn phải giúp người học có kỹ năng và những năng lực cần thiết để có thể sử dụng ngoại ngữ hữu hiệu để tham gia các quá trình quốc tế hóa. Trong bối cảnh đó việc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN