tailieunhanh - Ứng dụng mô hình LITPACK trong việc nghiên cứu biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng

Bài này ứng dụng mô hình LITPACK để nghiên cứu sự biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng dưới tác động của công trình đã tồn tại trong phạm vi tính toán. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục cũng như cải tạo bãi biển Cửa Tùng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Các Khoa học Trái đất và Môi trường Tập 30 Số 3 2014 49-54 Ứng dụng mô hình LITPACK trong việc nghiên cứu biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng Ngô Chí Tuấn Nguyễn Ý Như Trịnh Minh Ngọc Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 7 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2014 Tóm tắt Bãi biển Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị từng là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước ta. Từ thời vua Bảo Đại bãi tắm này còn được ví như một bãi tắm nữ hoàng . Hiện nay bãi tắm bị thu hẹp chỉ còn một khoảng không gian nhỏ bé do chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân lịch sử và tự nhiên. Bài này ứng dụng mô hình LITPACK để nghiên cứu sự biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng dưới tác động của công trình đã tồn tại trong phạm vi tính toán. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục cũng như cải tạo bãi biển Cửa Tùng. Từ khóa LITPACK Cửa Tùng. 1. Đặt vấn đề Bờ biển khu vực Cửa Tùng bao gồm cả 2 phía bắc và nam của nó được xác định trong phạm vi nghiên cứu này là khoảng 10 km phía bắc 5 km và phía nam 5 km . Đoạn bờ biển phía bắc có hướng chung là bắc-nam với các cung bờ lõm và mũi nhô mũi Thừa Long mũi Hàu mũi Si và mũi Lò Vôi được phát triển trên đá bazan và vỏ phong hóa của nó. Đoạn bờ phía nam thẳng và kéo dài theo phương tây bắc-đông nam được cấu tạo bởi cát hạt trung đến mịn. Hoạt động bồi tụ trong vùng nghiên cứu chỉ diễn ra ở vùng cửa sông Bến Hải-Cửa Tùng. Theo các tài liệu lịch sử và hiện nay đều cho thấy Cửa Tùng có sự biến đổi không nhiều Tác giả liên hệ. ĐT. 84-915650565 Email tuannc@ nghĩa là sự dịch chuyển về hai phía tả-hữu của dòng chảy cũng như tiến ra biển hay lùi vào phía trong đất liền. Theo quan sát hiện nay hoạt động tích tụ ở Cửa Tùng không phải theo hướng ra phía biển mà các doi tích tụ ở cửa hiện nay có xu hướng dịch chuyển vào phía trong cửa sông Hình 1 . Hình 1. Các dạng tích

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.