tailieunhanh - Bài giảng Thực trạng xây dựng Báo cáo thẩm tra trước khi có quy định về báo cáo đánh giá tác động của dự án luật - Nguyễn Mạnh Cường

Bài giảng Thực trạng xây dựng Báo cáo thẩm tra trước khi có quy định về báo cáo đánh giá tác động của dự án luật trình bày về hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật; thực trạng xây dựng báo cáo thẩm tra trước khi có Luật BHVBQPPL 2008; nội dung báo cáo thẩm tra; những khó khăn, hạn chế trong hoạt động thẩm tra; thực trạng báo cáo thẩm tra;. Mời các bạn tham khảo. | Thực trạng xây dựng Báo cáo thẩm tra trước khi có quy định về báo cáo đánh giá tác động của dự án luật Nguyễn Mạnh Cường Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật HĐDT và các Ủy ban của QH là các cơ quan của Quốc hội có chức năng: thẩm tra, giám sát, kiến nghị Thẩm tra các dự án luật là công đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng luật. Kết quả của hoạt động này được thể hiện bằng hình thức báo cáo thẩm tra. Về khái niệm: báo cáo thẩm tra là một văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội (Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội) trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó thể hiện những quan điểm, đánh giá của những cơ quan đó về dự án luật là đối tượng thẩm tra để làm cơ sở cho Quốc hội xem xét, thông qua dự án. Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật Về bản chất, báo cáo thẩm tra là sự thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra về dự án được thẩm tra dưới hình thức một văn bản pháp lý nằm trong một thủ tục pháp lý được pháp luật quy định, có tính | Thực trạng xây dựng Báo cáo thẩm tra trước khi có quy định về báo cáo đánh giá tác động của dự án luật Nguyễn Mạnh Cường Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật HĐDT và các Ủy ban của QH là các cơ quan của Quốc hội có chức năng: thẩm tra, giám sát, kiến nghị Thẩm tra các dự án luật là công đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng luật. Kết quả của hoạt động này được thể hiện bằng hình thức báo cáo thẩm tra. Về khái niệm: báo cáo thẩm tra là một văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội (Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội) trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó thể hiện những quan điểm, đánh giá của những cơ quan đó về dự án luật là đối tượng thẩm tra để làm cơ sở cho Quốc hội xem xét, thông qua dự án. Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật Về bản chất, báo cáo thẩm tra là sự thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra về dự án được thẩm tra dưới hình thức một văn bản pháp lý nằm trong một thủ tục pháp lý được pháp luật quy định, có tính chất bắt buộc nhằm bảo đảm cho quy trình xây dựng luật, pháp lệnh được tiến hành chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. Về mục đích, với việc thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra là cơ quan được Quốc hội giao phụ trách những lĩnh vực chuyên môn nhất định (có tính chất như cơ quan "gác cổng" cho Quốc hội) thì báo cáo thẩm tra là văn bản đánh giá chất lượng của dự án luật cả về mặt nội dung và hình thức và trong một số trường hợp nêu ra những vấn đề (về lý luận, về pháp luật, về thực tiễn) cùng những giải pháp nhất định để Quốc hội có cơ sở xem xét, thảo luận và thông qua dự án. Báo cáo thẩm tra còn là sự kiểm tra trước nhằm phát hiện những vi phạm, khiếm khuyết, hạn chế và dự báo, phòng ngừa những điểm sai trái có thể có trong dự thảo. Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng luật Tầm quan trọng của Báo cáo thẩm tra: Cơ sở để Quốc hội có căn cứ để xem xét thông qua các dự án luật một cách tòan diện, có chất lượng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.