tailieunhanh - SKKN: Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THPT An Minh

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có thời gian, phải biết phối kết hợp, phát huy hiệu quả ba môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Xem vai trò của nhà trường là quyết định. Đối với nhà trường phải xem việc đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy là khâu then chốt. Hiệu trưởng phải là người tiên phong trong vấn đề này. Phải xứng đáng là con chim đầu đàn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THPT An Minh”. | SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT AN MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT AN MINH Người viết Nguyễn Văn Lĩnh Chức vụ Hiệu trưởng Năm học 2011 - 2012 kY A PHẦN MỞ ĐẦU An Minh là một huyện vùng sâu là khu căn cứ cách mạng U Minh Thượng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. An Minh đã được Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Huyện An Minh được thành lập ngày 13 01 1986 và sau đó hơn một năm vào ngày 28 10 1987 UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định số 1031 QĐ thành lập trường THPT An Minh. Từ ngày thành lập đến nay nhà trường không ngừng phát triển và đã có nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp GD - ĐT của huyện nhà làm dày thêm trang sử truyền thống vẻ vang của ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang. Khi mới thành lập trường chỉ có 3 lớp với 120 học sinh gồm 2 lớp 10 và 1 lớp 11. Với 3 phòng học tổng số cán bộ giáo viên là 7 người. Là địa bàn khó khăn nước mặn đồng chua nhân dân vùng căn cứ xưa còn nghèo vất vả lo toan trong cuộc sống đời thường giao thông đi lại lúc đó chủ yếu là đường thủy. Mùa tựu trường đến phụ huynh và các em học sinh phải vất vả dựng lều cất chòi để ở học. Có ai đã một lần về An Minh thì mới chia sẻ được nỗi vất vả của thầy cô và các em học sinh thời đó. Đến năm 1989 trường có 6 phòng học mái ngói điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn trăm bề giáo viên từ nhiều miền của đất nước về đây nhận công tác điều kiện ăn ở sơ sài thiếu nước ngọt về mùa khô ngập úng bùn lầy về mùa mưa. Đời sống của thầy cô giáo vô cùng khó khăn có những lúc 3 tháng mà vẫn không lương. Cuộc sống của thầy cô giáo chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của phụ huynh và học sinh. Thấu hiểu được nỗi vất vả của nhân dân An Minh thông cảm sâu sắc với học sinh vùng sâu vùng xa được sự động viên của các cấp lãnh đạo của ban giám hiệu giáo viên của nhà trường đoàn kết một lòng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với phương châm đem cái chữ đến với vùng sâu vùng xa với tinh thần một hội đồng hai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN