tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè

Những nghiên cứu của đề tài góp thêm vào cơ sở dữ liệu về ảnh hưởng của một số hóa chất bảo vệ thực vật đến tính đa dạng của vi sinh vật đất ở vùng nghiên cứu và làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương. | Tân Cương là vùng trồng chè vùng thâm canh cao với trung bình từ 7 - 8 lần hái chè trong 1 năm, trung bình mỗi lần hái chè cách nhau từ 30 - 35 ngày. Do điều kiện thời tiết thích hợp, các loại sâu bệnh có khả năng xuất hiện và phát triển với mật độ cao. Các loại sâu bệnh chủ yếu trên cây chè là sâu như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi và các loại bệnh như nấm tóc, thối búp, thối rễ, mốc trắng, phồng lá chè, héo xanh .Vì vậy khoảng thời gian giữa hai lần hái chè, người dân thường phun hóa chất BVTV từ 2 - 4 lần, trong đó có ít nhất một lần phun trừ bệnh và một lần phun hóa chất diệt trừ sâu hại, các lần phun cách nhau từ 7 - 10 ngày. Tùy vào điều kiện khí hậu trong từng mùa và các loại sâu bệnh phát sinh mà người dân sẽ sử dụng các loại thuốc BVTV khác nhau. Ví dụ như mùa xuân chủ yếu cần phòng trừ nấm bệnh phồng lá chè do loại nấm bệnh này sẽ bùng phát rất mạnh mẽ khi gặp điều kiện ẩm ướt đầu xuân. Thông thường, người dân hay phun thuốc BVTV với liều dùng lớn hơn 4 - 6 lần so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Một số loại dịch hại như nấm tóc cho đến nay vẫn chưa có phương thức diệt trừ triệt để nên mỗi khi bệnh nấm tóc xuất hiện người dân thường cào và nhổ loại nấm này đi kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cho các khu vực lân cận. Sau đây là một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên được các hộ dân sử dụng khi khảo sát tại vùng nghiên cứu (bảng ).

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN