tailieunhanh - Khóa luận tốt nghiệp: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam khái quát về liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế và đề xuất một số lưu ý để có liên minh chiến lược thành công. Thông qua những dẫn chứng cụ thể về một số liên minh chiến lược trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam rút ra những bài học cần thiết để việc thành lập liên minh chiến lược đạt hiệu quả cao và bền vững. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THÀNH LẬP LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện Lớp Giáo viên hướng dẫn Trần Thị Tuyết Minh Pháp 4- K44G- KT KDQT TS. Nguyễn Hoàng Ánh Hà Nội 05 2009 LỜI MỞ ĐẦU Sự trỗi dậy mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới ngày nay cùng với sự tác động của xu thế toàn cầu hoá và mạng thông tin toàn cầu Internet đã và đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. Nhưng cùng với đó nền kinh tế thế giới cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro mới. Thế kỷ XX đã khép lại với bao sóng gió trên thương trường quốc tế nhưng thế kỷ XXI được dự báo là sẽ mở ra nhiều khó khăn phức tạp hơn trước những diễn biến bất thường của nền kinh tế thế giới. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn đã đang và sẽ đặt các doanh nghiệp trước những thử thách mới hứa hẹn sự cạnh tranh gay gắt hơn đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước tình hình đó việc tham gia các liên minh đang là xu hướng hợp tác mang tầm chiến lược trong thế kỷ mới là con đường nhanh nhất và với chi phí thấp nhất đã được rất nhiều doanh nghiệp và các công ty đa quốc gia sử dụng. Các nhà kinh tế cũng nhận định rằng liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Ở Việt Nam công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế đã mang lại cho đất nước luồng sinh khí mới để phát triển với sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau. Cùng với khuynh hướng hội nhập khu vực và quốc tế đặc biệt khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ năm 2007 Việt Nam đã chào đón nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào tìm cơ hội hợp tác và đầu tư thể hiện sự phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Điều này đặt các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đòi hỏi các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN