tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội dải ven biển ĐBSH làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

Mục tiêu của luận văn: Đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển ĐBSH; nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển ĐBSH; đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển ĐBSH. | loại hình nuôi trồng thủy sản tuy mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất cao và trước mắt có thể biến vùng đất cát nghèo, hoang hóa trở thành trù phú, sôi động với nhiều dự án, mô hình nuôi tôm. Nhưng việc nuôi thâm canh cao diễn ra ồ ạt với mọi qui mô đang diễn ra trong vùng một mặt chưa chú trọng đến việc xử lý các vấn đề môi trường, mặt khác lại phải sử dụng lượng nước nhiều (cả nước ngọt và nước mặn) trên vùng nước khô hạn buộc người nuôi tôm phải dùng biện pháp khoan nước ngầm một cách ồ ạt đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường như: thứ nhất, phá vỡ hệ sinh thái vùng cát, làm cạn kiệt nhanh nguồn nước ngầm, tăng hiện tượng sụt lún hạ tầng và xói mòn đất cát ven biển, ảnh hưởng tới nguồn nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác trong tương lai. Sự sụt giảm nguồn nước ngọt ven biển có thể dẫn đến khô kiệt bề mặt các vùng đất nằm sâu bên trong đất liền, làm mất cân bằng áp lực khiến cho nước mặn từ biển ngấm sâu vào các vùng đất xung quanh. Từ đó có thể gây ra hạn hán và hoang mạc hóa cục bộ, làm giảm năng suất, thậm chí là mất mùa trên những diện tích lớn. Sự xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt gây khó khăn cho việc sản xuất tôm giống ven biển và gây chết những khoảnh rừng phòng hộ ít ỏi do bị ao tôm xâm lấn, dẫn đến hiện tượng cát bay, cát chảy và bão cát. Thứ hai, lượng chất thải từ tôm lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì theo tính toán, mỗi năm 1ha thải ra 8 tấn chất thải rắn, gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa; các hóa chất xử lý ao đầm như vôi, thuốc tím, clorin tan trong nước, tích tụ dưới đáy ao; nước thải từ các trại tôm nuôi được thải trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây mặn hóa nguồn nước ngầm.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN