tailieunhanh - Tính toán cân bằng tạo phức trong dung dịch: I- Vai trò của việc chọn thành phần giới hạn trong tính toán cân bằng tạo phức
Iterative approximation method according to the proton conservation law equation written from the limited composition of studied system accepted as the zero level not only reflects the nature of the chemical process in solution, but also enables to increase the convergence speed and decrease considerably error in the first iterations. These results are in good agreement with the other methods. This program is written by the PASCAL-language. | Tạp chí Hóa học T. 41 số3 Tr. 91 - 96 2003 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG TẠO PHỨC TRONG DUNG DỊCH I - VAI TRÒ CỦA VIỆC CHỌN THÀNH PHẦN GIỚI HẠN TRONG TÍNH TOÁN Cân bằng tạo phức Đến Tòa soạn 21-2-2003 NGưyỄN TINH DƯNG ĐÀO THỊ PHƯƠNG DIỆP Khoa Hóa học Đại học Sư phạm Há Nội SƯMMARy Iterative approximation method according to the proton conservation law equation written from the limited composition of studied system accepted as the zero level not only reflects the nature of the chemical process in solution but also enables to increase the convergence speed and decrease considerably error in the first iterations. These results are in good agreement with the other methods. This program is written by the PASCAL-language. Cân bằng tạo phức chiếm vị trí quan trọng trong việc mô tả cân bằng ion trong dung dịch. Việc giải bài toán cân bằng tạo phức trong mọi trường hợp đều rất phức tạp vì cân bằng tạo phức luôn gắn liền với cân bằng axit-bazơ cân bằng tạo phức hiđroxo . Việc giải chính xác bài toán cân bằng tạo phức thường dẫn đến hệ các phương trình phi tuyến bậc cao 1 chỉ có thể thực hiện trên máy tính bằng các chương trình tính khá phức tạp 2 hoặc phải tìm cách đơn giản bằng cách thay đổi điều kiện thực nghiệm sao cho có thể chấp nhận một số giả thiết gần đúng 1 3 4 hoặc bổ sung dữ liệu thực nghiệm để tính chính xác hơn 1 hoặc kết hợp với phương pháp đổ thị để đơn giản hóa hiện tượng 3 . Trong 5 đã đề cập đến khả năng vận dụng định luật bảo toàn proton ĐKP để tính cân bằng tạo phức và đã cho thấy việc tính toán theo phương pháp tính lặp theo ĐKP dựa vào phương trình bậc 2 có các liên hệ phi tuyến hoàn toàn hội tụ và cho phép đánh giá chính xác thành phần cân bằng. Trong ví dụ 1 5 đã chọn nghiệm đầu bằng giả định coi một nấc cân bằng tạo phức là chủ yếu và từ đó đánh giá sơ bộ thành phần cân bằng dựa vào định luật tác dụng khố i lượng. Ở đây chưa phân tích hết được mọi khả năng của việc xác định thành phần giới hạn TPGH khi tính cân bằng tạo phức mà vai trò của nó đã được khẳng .
đang nạp các trang xem trước